Bệnh đái tháo đường type 2 cần được phát hiện sớm qua triệu chứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh tiểu đường type 2 là một căn bệnh khá phổ biến đặc biệt là những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh, vì vậy cần phát sớm triệu chứng bệnh để điều trị sớm nhất.

Bệnh đái tháo đường type 2 cần được phát hiện sớm qua triệu chứng

Bệnh đái tháo đường type 2 cần được phát hiện sớm qua triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược chia sẻ những triệu chứng thường gặp ở bệnh đái tháo đường type 2 như sau:

Mệt mỏi:

Cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.

Giảm cân không rõ nguyên nhân:

Bệnh nhân không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần làm giảm cân.

Khát nước liên tục:

Thường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

Thời tiết nóng bức, bạn không đổ mồ hôi mà vẫn liên tục thấy khát dù đã uống nhiều nước, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh nhân tiểu đường thường có biểu hiện đi tiểu tiện nhiều

Bệnh nhân tiểu đường thường có biểu hiện đi tiểu tiện nhiều

Tiểu nhiều:

Một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu.

Ăn nhiều:

Nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong tiểu đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn.

Chậm lành vết thương:

Nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn.

Nhiễm trùng:

Một số hội chứng nhiễm trùng như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh tiểu đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô. Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân tiểu đường.

Thay đổi về trạng thái tinh thần:

Những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết

Nhìn mờ:

Triệu chứng này không đặc hiệu cho tiểu đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.

Nguồn: Bệnh học