Bệnh hủi là gì? Nguyên nhân và cơ chế lây truyền bệnh hủi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh hủi hay còn được biết đến với cái tên bệnh phong, bênh phong cùi. Ngày nay lượng người mắc bệnh hủi không nhiều do ý thức phòng bệnh cao trong cộng đồng.

Bệnh hủi lây nhiễm như thế nào?

Bệnh hủi lây nhiễm như thế nào?

Bị bệnh hủi là gì?

Bệnh hủi là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra. Ngoài ra, bệnh hủi (phong cùi) cũng có thể lây nhiễm qua côn trùng – vật trung gian. Bệnh hủi ảnh hưởng nhiều nhất đến những dây thần kinh của tứ chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên, gây viêm loét da, tổn thương thần kinh và yếu cơ. Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh phong có thể gây biến dạng cơ thể và thậm chí là tàn tật vĩnh viễn ở người mắc bệnh. Ngoài ra, một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra nếu loại bệnh hủi không được can thiệp:

  • Rụng tóc và rụng lông, đặc biệt là lông mày, lông mi…
  • Nghẹt mũi mãn tính, chảy máu cam và xẹp vách ngăn mũi.
  • Viêm mống mắt.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp– một trong những bệnh về mắt gây tổn thương đến thần kinh thị giác, gây mù lòa.
  • Suy thận.
  • Giảm năng lực sinh lý…

Cơ chế lây bệnh của bệnh hủi là gì?

Trích dẫn từ thông kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch cho thấy căn bệnh bệnh hủi xuất hiện đặc biệt nhiều ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong đó có Việt Nam.

Theo các giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thì cơ chế lây nhiễm của bệnh hủi chủ yếu qua tiếp xúc, nhưng trong Y học lâm sàng thì người ta cho rằng bệnh lây qua những dịch tiết của bệnh nhân với điều kiện phải có tiếp xúc gần và kéo dài. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã bắt đầu điều trị thì khả năng truyền bệnh của họ giảm tới 99%. Tỷ lệ lây giữa vợ chồng chỉ là 2-3%. Bệnh không di truyền và có thể chữa khỏi.

Cách nhận biết bệnh hủi đơn giản nhất

Khi mắc bệnh hủi, bệnh nhân thường xuất hiện những triệu chứng lâm sàng rõ ràng và dễ quan sát bằng mắt thường giống như một số bệnh thường gặp. Một người bị bệnh có thể xuất hiện một đến nhiều dấu hiệu trong những dấu hiệu sau:

  • Tổn thương trên da, mất cảm giác.
  • Da xuất hiện những vệt màu.
  • Yếu cơ, tê bì ở cánh tay, bàn chân, bàn tay và chân.

Tổn thương da có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nhiều, đôi khi có màu đỏ hoặc màu hồng. Điển hình những tổn thương da do bệnh hủi thường có thể nhìn thấy được như đốm (da phẳng, khác màu), bị nổi những vết mẩn đỏ hoặc những nốt sần.

Bệnh hủi có trị được không?

Thầy thuốc chia sẻ cách điều trị bệnh hủi

Tổ chức Y tế thế giới đưa ra phác đồ điều trị bệnh hủi vào năm 1995 giúp điều trị các loại bệnh hủi trên thế giới. Không chỉ vậy, một số loại kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị bệnh hủi bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Những loại kháng sinh này bao gồm:

  • Dapsone (Aczone).
  • Rifampin ( Rifadin).
  • Clofazimine (Lampren).
  • Minocycline (Minocin).
  • Ofloxacin (Ocuflox).

Bên cạnh kháng sinh điều trị bệnh hủi, thầy thuốc có thể sẽ kê thêm một loại thuốc để chống viêm như aspirin, prednison, hay thalidomide… Việc điều trị có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí lên đến 1 – 2 năm trong trường hợp bệnh nặng.

Thông tin về cơ chế lây bệnh hủi và giải đáp bệnh hủi là gì tại website bệnh học chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý làm theo, khi mắc bệnh nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ!

Nguồn: Benhhoc tổng hợp thông tin từ BV Da liễu và các nguồn Y tế chính thống!