Chế độ tập thể dụng thường xuyên có làm giảm huyết áp không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Gần đây một số nghiên cứu cho rằng, những người thường xuyên tập thể dục khả năng tăng huyết áp là thấp hơn, mang lại hiệu tương tự việc uống thuốc hạ huyết áp.

Chế độ tập thể dụng thường xuyên có làm giảm huyết áp không?

Chế độ tập thể dụng thường xuyên có làm giảm huyết áp không?

Tập thể dục đều đặn làm giảm huyết áp như thế nào?

Huyết áp và tập luyện liên quan đến nhau như thế nào? Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tim bạn khỏe mạnh hơn, bơm máu nhiều hơn và chịu ít kháng trở hơn. Khi đó, áp lực lên thành mạch giảm, từ đó dẫn đến việc giảm huyết áp.

Tăng cường vận động có thể giúp hạ huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) trung bình từ 4 đến 9 mmHg. Hiệu quả này tương đương với một số thuốc điều trị tăng huyết áp. Đối với một số người, việc tập luyện có thể giúp họ giảm liều, hoặc thậm chí không cần sử dụng thuốc.

Nếu huyết áp của bạn đã nằm trong giới hạn bình thường, việc tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp ở quãng thời gian sau đó. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, một tiêu chí quan trọng trong kiểm soát huyết áp.

Nhưng để có thể hạ huyết áp hay giữ nó ở giới hạn bình thường, việc tập luyện cần được duy trì  thường xuyên. Phải mất từ một đến ba tháng thì quá trình này mới có tác động đến huyết áp. Và để duy trì hiệu quả này, bạn đương nhiên phải tiếp tục duy trì việc luyện tập.

Năm 2019 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng

Năm 2019 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng

Khối lượng tập luyện thể thao bao nhiều là đủ ?

Tập luyện aerobic là một cách hiệu quả để kiểm soát huyết áp. Tuy vậy, bạn không cần phải đến phòng gym mỗi ngày hàng giờ đồng hồ. Đơn giản chỉ cần tăng dần độ linh hoạt, cường độ và tần số vận động trong những bài tập hằng ngày của bạn là được.

Bất kỳ hoạt động thể chất nào làm tăng nhịp tim và hô hấp của bạn đều được coi là hoạt động aerobic, bao gồm:

  • Làm việc nhà, như cắt cỏ, cào lá, làm vườn, lau nhà,…
  • Hoạt động thể thao, như bóng rổ, tennis
  • Leo cầu thang
  • Đi dạo
  • Chạy bộ
  • Đi xe đạp
  • Bơi lội
  • Khiêu vũ

Theo các chuyên gia Trung cấp Y cho biết nếu có thể thì nên có ít nhất 150 phút/tuần đối với vận động cường độ vừa phải, hoặc 75 phút/tuần đối với các vận động cường độ cao. Hãy cố gắng dành ra ít nhất 30 phút cho các hoạt động aerobic từ 5 ngày trở lên trong tuần.

Ngoài ra, nếu công việc yêu cầu phải ngồi một chỗ nhiều giờ mỗi ngày, hãy cố gắng giảm thời gian ngồi của bạn. Mỗi giờ hãy dành ra khoảng 5 đến 10 phút vận động cường độ thấp, như đi uống nước hoặc đi bộ ngắn. Có thể dùng đặt chuông báo điện thoại để duy trì thói quen này.

Khi nào mọi người cần ý kiến của bác sĩ?

Nên gặp bác sĩ để được tư vấn trước khi bắt đầu quá trình tập luyện, đặc biệt trong các trường hợp sau:

  • Nam giới trên 45 tuổi hoặc nữ giới trên 55 tuổi.
  • Hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong vòng 6 tháng.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Mắc các bệnh mạn tính, như đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc bệnh lý hô hấp.
  • Rối loạn mỡ máu hoặc tăng huyết áp.
  • Có tiền sử gia đình về các bệnh lý tim mạch trước 55 tuổi ở nam giới và 65 tuổi ở nữ giới.
  • Đã từng có cảm giác đau hoặc khó chịu tại các vị trí: ngực, cổ, hàm hoặc cánh tay mỗi khi vận động gắng sức.
  • Cảm thấy chóng mặt mỗi khi gắng sức.
  • Bạn không rõ về tình trạng sức khỏe mình hoặc chưa từng tập luyện thường xuyên.

Khi đang trong quá trình vẫn uống thuốc thường xuyên, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ xem quá trình tập luyện có thể làm thay đổi khả năng hấp thu hay các tác dụng không mong của thuốc hay không. Và ngược lại, thuốc của bạn có ảnh hưởng gì đến quá trình tập luyện hay không.

Nguồn: Bệnh học