Chuyên gia bệnh học tư vấn bệnh huyết áp thấp ở bà bầu có nguy hiểm không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh huyết áp thấp ở bà bầu cần lưu ý những gì? Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?..là điều nhiều người quan tâm được giải đáp trong bài viết sau.

Bệnh huyết áp thấp ở bà bầu

Bệnh huyết áp thấp ở bà bầu

Bệnh huyết áp thấp ở bà bầu

Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp con người ở mức 60/100 mmHg, so với mức huyết áp bình thường là  90/120 mmHg. Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ có thai, thường diễn ra vào 3 tháng đầu tiên và 3 tháng giữa của thai kỳ.

Huyết áp là chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, vì vậy bệnh huyết áp thấp ở bà bầu được coi là một bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến các mối nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: hoa mắt, ngất xỉu, chóng mặt…Nếu tình trạng này kéo dài lâu này, lượng oxi và máu truyền lên não để cung cấp oxy và dinh dưỡng cho thai nhi không đủ, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Vì sao bà bầu thường bị tụt huyết áp khi mang thai?

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM, Bà bầu là đối tượng thường bị bệnh tụt huyết áp do trong quá trình mang thai, khối lượng cơ thể người mẹ thường tăng khoảng 50 % so với trước, điều này làm cho lượng máu truyền lên não không được cung cấp đủ, dẫn đến tình trạng tụt huyết áp vào 3 tháng đầu và giữa của thai kỳ.

Ngoài ra bệnh huyết áp thấp khi mang thai còn xảy ra thường xuyên do lượng hormone giáp bị thiếu hụt do tuyến giáp hoạt động kém hơn khi mang thai. Cùng với yếu tố tâm lý khi chuẩn bị làm mẹ dẫn đến các cảm giác lo lắng, căng thẳng…cũng là nguyên nhân khiến bệnh huyết áp thấp ở bà bầu trở nên phổ biến hơn.

Trong những tháng thai nghén, những thai phụ kém ăn, thiếu máu, ăn uống không đủ chất có tỷ lệ bị huyết áp thấp lớn hơn những người khác.

Bà bầu là đối tượng thường bị huyết áp thấp

Bà bầu là đối tượng thường bị huyết áp thấp

Bà bầu bị huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Tuy không trực tiếp gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng như huyết áp cao, tuy nhiên bệnh huyết áp thấp cũng là căn bệnh mà mẹ bầu không thể chủ quan bỏ qua.

Các dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt có thể khiến mẹ bầu dễ bị ngã, ngất, gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi trong bụng.

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Nếu thai phụ bị ngất do huyết áp thấp nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình truyền oxy lên não và các bộ phận sẽ bị ảnh hưởng,  đồng nghĩa với việc thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy để phát triển.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để tránh huyết áp thấp

Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu để tránh huyết áp thấp

Mẹ bầu cần làm gì khi bị huyết áp thấp?

  • Để phòng ngừa các biến chứng của huyết áp thấp, mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm giàu vitamin C, B, protein, sắt…có nhiều trong thịt nạc, nấm hương, lựu, táo, mộc nhĩ….
  • Bổ sung muối vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Mẹ bầu cũng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ như ăn 6 – 7 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa chính. Tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Dự trữ các loại bánh kẹo để bổ sung ngay khi cơ thể có những dấu hiệu tụt huyết áp.
  • Uống nhiều nước để tăng thể tích máu, khắc phục tình trạng huyết áp thấp ở bà bầu.

Trên đây là những lưu ý về bệnh huyết áp thấp ở bà bầu, để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi, mẹ  bầu cần đi khám thai định kỳ thường xuyên để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp, thực hiện chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý theo tư vấn của bác sĩ, tránh vận động nhiều cũng như vận động mạnh có thể khiến tình trạng huyết áp thấp trở nên nguy hiểm hơn.

Hoàng Thu – Benhhoc.edu.vn