Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu về chứng nhược thị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 4,50 out of 5)
Loading...

Nhược thị, tuy không phải là một bệnh phổ biến nhưng hiện nay tỷ lệ mắc phải đang có dấu hiệu gia tăng, néu không điều trị sớm sẽ nguy hiểm đến thị giác.

Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu về chứng nhược thị
Cùng chuyên gia sức khỏe tìm hiểu về chứng nhược thị

Chứng nhược thị là gì ?

Nhược thị hay còn được gọi là bệnh “mắt lười”, là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác. Thị lực giảm sút ở một hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự cản trở trong quá trình phát triển thị lực bình thường suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến tình trạng kéo dài suốt đời được gọi là “nhược thị”.

Triệu chứng bệnh nhược thị là gì ?

Bệnh nhược thị thường hay xảy ra ở lứa tuổi từ sơ sinh cho đến 7 tuổi, các triệu chứng thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Nheo mắt, nghiêng đầu hoặc vẹo cổ khi nhìn, thi thoảng có nhức đầu nhức mắt.
  • Cũng có thể thấy được những bệnh ở mắt thường gây ra nhược thị như: lác, sụp mi hoặc đục thể thuỷ tinh…
  • Nhược thị được biểu hiện bằng thị lực kém ở một bên hoặc hai bên mắt. Mắt gọi là nhược thị khi thị lực ở mức dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt trái và phải là trên 2/10 mà sự giảm thị lực này không có kèm theo bệnh lí thực thể nào hoặc nếu có thì mức độ giảm thị lực đó không tương xứng với mức độ của bệnh lí đi kèm.

Nguyên nhân gây ra nhược thị là gì ?

Theo chuyên gia sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: Nhược thị do sự phát triển thị lực không hoàn thiện trong não. Não người đòi hỏi được kích thích thị giác để có thể phát triển đầy đủ. Bất cứ điều gì làm cản trở đến thị lực rõ ở một trong hai mắt từ lúc được sinh ra cho đến khi 8 tuổi đều có thể gây nên chứng giảm thị lực.

Các nguyên nhân phổ biến gồm có loạn thị, viễn thị, cận thị, tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt.

Chứng nhược thị thường chỉ ảnh hưởng một bên mắt, nhưng đôi khi chứng nhược thị có thể phát triển ở cả hai mắt.

Năm 2019 Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT
Năm 2019 Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chỉ cần tốt nghiệp THPT

Vậy bệnh nhược thị có nguy hiểm không ?

Những năm tháng đầu đời là quan trọng nhất cho sự phát triển của thị lực. Trong suốt những năm từ 7 đến 10 tuổi, sự kết nối giữa mắt và bộ não được thiết lập. sẽ hiệu quả hơn cho việc điều trị bệnh nhược thị trong khi kết nối này vẫn dang phát triển. Sau khi hệ thống thị lưc của trẻ em đã phát triển hoàn toàn, sẽ khó để có thể thay đổi. Nếu như nhược thị vẫn không được điều trị, trẻ hầu như sẽ bị thị lực kém trong suốt quãng đời còn lại, sẽ không thể điều trị được bằng kính, miếng dán hay các phương pháp trị liệu khác.

Có thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng có thể có lợi ích cho việc điều trị trẻ lên đến 17 tuổi, cần nhiều nghiên cứu hơn về việc điều trị cho trẻ thành niên và người trưởng thành.

Chữa nhược thị có khó không ?

Nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.

Nếu nhược thị không kèm tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được các nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám thì bác sĩ thường sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích bắt mắt “lười” hoạt động. Đây là phương pháp cổ xưa nhất nhưng đến nay vẫn được ứng dụng nhiều nhất do có hiệu quả nhanh, cao và dễ thực hiện.

Nếu nhược thị xuất phát từ các nguyên nhân thực thể như chứng lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay có tổn thương võng mạc, cần can thiệp kịp thời và hợp lý để giúp cải thiện thị lực cho mắt.

Ngoài ra, trẻ mắc bệnh nhược thị có thể được điều trị bằng phương pháp tập luyện phục hồi chức năng thị giác với các bài tập luyện mắt bằng thiết bị y tế chuyên dụng với sự hướng dẫn của các bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên khoa.

Nguồn: Bệnh học