Gợi ý bài thuốc điều trị bệnh trĩ chữa đâu khỏi đó

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tùy theo từng thể bệnh mà y học cổ truyền có phương pháp điều trị bệnh trĩ khác nhau. Điều này giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và điều trị bệnh dứt điểm.

Gợi ý bài thuốc điều trị bệnh trĩ chữa đâu khỏi đó

Gợi ý bài thuốc điều trị bệnh trĩ chữa đâu khỏi đó

Y học cổ truyền điều trị trĩ nội như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội: Búi trĩ không lòi ra khỏi hậu môn, thường đi kèm với triệu chứng táo bón và đại tiện ra máu tươi.

Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể sử dụng bài thuốc có tác dụng hoạt huyết và lương huyết để giải phóng huyết ứ trệ ở trực tràng. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau:

Bài 1: Kinh giới sao đen 16g, bạch thược 12g, chỉ xác 8g, huyền sâm 2g, trắc bách diệp sao 16g, đương quy 8g, hòe hoa 10g, xuyên khung 8g, hạt vừng 12g, sinh địa 12g, cỏ nhọ nồi sao 16g, hồng hoa 8g, đại hoàng 4g. Sắc uống đều đặn mỗi ngày.

Bài 2: Sinh địa 20g, hoàng cầm 12g, xích thược 12g, đương quy 12g, hòe hoa 12g, kinh giới 12g và địa du 12g. Sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang, cho đến khi khỏi.

Điều trị trĩ nội thể nhiệt độc

Biểu hiện: búi trĩ sưng nóng, đau nhức và buốt ở hậu môn. Tuy nhiên không thấy dịch vàng hay mủ chảy ra khi đại tiện dù thấy có máu tươi.

Sử dụng bài thuốc: hoàng liên, hạ khô thảo, kim ngân, hoàng bá, xuyên khung, hoàng cầm, hoàng kỳ, đương quy mỗi thứ 12g; sinh địa 16g, đại hoàng 4g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Điều trị trĩ nội thể thấp nhiệt

Biểu hiện: búi trĩ sưng nóng, đỏ, loét, đau rát, có thể chảy nước hoặc chảy mủ. Khi ngồi gây đau đớn khó chịu, đi kèm với triệu chứng táo bón và tiểu tiện vàng.

Đối với thể thấp nhiệt, người bệnh cần dùng những thảo dược có tính mát để hành khí, để thanh nhiệt, hoạt huyết và cầm máu.

Bài 1: Xích thược 12g, hoàng bá 12g, hoàng liên 12g với đào nhân 8g, đem sắc uống.

Bài 2: Chỉ xác, hòe hoa, kim ngân, hoàng bá, xích thược, chi tử sao mỗi thứ 12g. Đem sắc uống đều đặn.

Trị trĩ nội theo thể khí huyết hư yếu

Biểu hiện: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn, người mệt mỏi, gầy yếu, hoa mắt, sắc mặt kém, ù tai,  mạch trầm tế, đoản hơi.

Sử dụng dược liệu có tác dụng chỉ huyết, bồi bổ khí huyết và thăng đề gồm các bài thuốc:

Bài 1: Hòe hoa sao 8g, bạch truật 12g, biển đậu 12g, đảng sâm 16g, kinh giới sao đen 12g, hoài sơn 16g, hà thủ ô 12g, kê huyết đằng 12g. Đem sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Thăng ma 8g, hòe hoa sao đen 8g, đảng sâm 16g, địa du 8g, cam thảo 4g, đương quy 8g, kinh giới sao đen 12g, bạch thược 12g, trần bì 16g, thăng ma 8g, địa du 8g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.

Thăng ma - vị thuốc trong bài thuốc điều trị bệnh trĩ

Thăng ma – vị thuốc trong bài thuốc điều trị bệnh trĩ

Điều trị trĩ ngoại bằng y học cổ truyền

Theo thầy thuốc YHCT Hữu Định – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, điều trị trĩ ngoại trị tương tự như trĩ nội thể huyết ứ. Điều trị bằng bài thuốc và châm cứu đối với trĩ ngoại thể nhiệt độc tương tự trĩ nội thể nhiệt độc.

Tuy nhiên do trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nên việc dùng các bài thuốc rửa và ngâm như thế nào vô cùng quan trọng. Bạn có thể sử dụng một trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Hoàng liên 12g, phác tiêu 8g, kinh giới 16g, hoàng cầm 12g, khổ sâm 16g, phòng phong 12g, chi tử 10g, phòng phong 12g, đại hoàng 4g, hoàng bá 20g. Đem tất cả các vị đun sôi và ngâm rửa thường xuyên để giảm viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng nóng rát.

Bài 2: Phèn phi và kha tử mỗi thứ 10g. Đem đun sôi kha tử với nước sôi sau đó pha thêm phèn phi vào, ngâm rửa hậu môn.

Theo các chuyên gia, đối với tình trạng thiếu máu trong bệnh trĩ cần phải điều trị căn nguyên bệnh trước, bởi bệnh trĩ cải thiện thì tình trạng chảy máu cũng sẽ được cải thiện. Vì vậy người bệnh cần thăm khám theo định kỳ để sớm phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn