Hiện tượng thai ngôi ngược trong sinh nở

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Một bất thường trong sinh đẻ là thai ngôi ngược. Đó là hiện tượng thai không quay đầu trước khi sinh mà lai quay ngược đầu lên trên gây khó khăn trong việc sinh thường của mẹ.

Tìm hiểu về  thai ngôi ngược

Tìm hiểu về  thai ngôi ngược

Thai ngôi ngược là gì?

Trong sinh sản tình dục học thai ngôi ngược là hiện tượng thai không quay đầu xuống trước khi sinh. Thông thường, ở những tuần cuối của thai kì phần đầu của bé sẽ quay xuống, mông ngược xuống phần đáy tử cung để thuận tiện cho việc chui ra. Cũng do đến cuối thai kì, đầu phát triển to và nặng hơn mông nên việc quay đầu xuống làm cho bé dễ chịu và thoải mái hơn.

Hiện tượng đến khi sinh, phần mông và chân của bé chui ra trước, đầu ra sau là tình trạng thai ngôi ngược. Những ca thai ngôi ngược sẽ khó sinh thường hơn thai ngôi đầu.

Các loại thai ngôi ngược phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay có 3 loại thai ngôi ngược phổ biến phải kể đến như:

  • Ngôi mông đùi: phần mông ra trước, đầu gối co lại và gập đùi vào người như tư thế ngồi xổm.
  • Ngôi mông thiếu: phần mông ra trước, hai chân duỗi thẳng lên đầu.
  • Ngôi ngược kiểu chân: khi sinh chân bé sẽ ra đầu tiên.

Thông thường, thai nhi sẽ xoay đầu ở những tuần cuối của thai kì nhưng vẫn có những trường hợp thai ngôi ngược. Ở tuần 28 của thai kì, có 15% thai nhi vẫn ở ngôi ngược. Tới tuần 36 con số đó giảm còn 6% và ở mức 3% khi thai nhi được 40 tuần tuổi. Tỉ lệ thai ngôi ngược khi sinh không quá cao nhưng nó mang đến nhiều khó khăn cho mẹ bầu.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do nước ối quá nhiều tạo cho thai nhi một không gian rộng để dễ dàng chuyển động hơn bình thường nên dù ở cuối thai kì, dù đã lớn và nặng hơn nhưng thai vẫn có thể xoay ngược. Tình trạng này phổ biến ở các mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Hoặc nước ối quá ít thai nhi không có đủ không gian để quay đầu và  bị mắc kẹt.

Sinh non là hiện tượng thường gặp dẫn đến hiện tượng thai ngôi ngược do thai nhi chưa kịp quay đầu. Dị tật thai nhi khiến thai khó quay đầu hơn. Dây rốn ngắn nên thai nhi không thể quay đầu.

Thai ngôi ngược có nguy hiểm không?

Thai ngôi ngược có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần làm gì khi bị ngôi thai ngược?

Đầu của thai là phần quan trọng nhất cho nên nó luôn được chui ra đầu tiên. Nếu trong trường hợp thai ngôi ngược đầu ra sau cùng dễ khiến cho thai bị ngạt nặng, đặc biệt phần đầu to hơn mông và chân nên khi ra sau dễ bị mắc trong khung xương chậu dẫn đến những hậu quả xấu hơn cho cả mẹ và bé.

Đối với trường hợp thai ngôi ngược, nhiều bác sĩ khuyên mẹ bầu nên tập những bài thể dục để có thể giúp thai nhi xoay đầu dễ hơn hoặc cũng có thể làm thủ thuật xoay thai bằng cách nắn bóp bên ngoài thành bụng tuy nhiên hiệu quả của 2 cách này không cao.

Việc đỡ đẻ cho môt ca thai ngôi ngược thật sự khó khăn hơn rất nhiều so với những ca đẻ bình thường. Nó yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề và kinh nghiệm cao nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Vậy nên, hầu hết các ca thai ngôi ngược đều được yêu cầu đẻ mổ để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé. Trường hợp mẹ mang thai ngôi ngược nhưng không mổ đẻ, nếu trọng lượng thai nhi không quá lớn thì có thể cho sản phụ đẻ đường với các phương pháp đỡ đẻ đặc biệt dành cho ngôi ngược. Tuy nhiên, đẻ thường sẽ không an toàn như đẻ mổ. Trên đây là một vài thông tin hữu ích cho mẹ bầu để bảo đảm con yêu sinh ra được an toàn và khỏe mạnh.

Nguồn: benhhoc.edu.vn