Hướng dẫn chẩn đoán bệnh sán dây trong cơ thể người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh sán dây gồm hai loại là sán dây lợn và sán dây bò, ở trong cơ thể chúng ký sinh dưới hình thức sán trưởng thành và ấu trùng gây ra nhiều tình trạng bệnh lý nguy hiểm cho con người.

Đặc điểm bệnh sán dây trong cơ thể người

Đặc điểm bệnh sán dây trong cơ thể người

Đặc điểm bệnh sán dây trong cơ thể người

Theo các chuyên gia giải thích bệnh học cho biết, có 2 loại ký sinh trùng ở lợn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người như:

Bệnh do sán dây trường thành ở ruột: Khi người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa được nấu chín có chứa các nang sán ( được gọi là lợn gạo), khi đến dạ dày ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy chồi, sinh đốt mới từ cổ và tạo ra hàng ngàn đốt mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng. Bệnh sán dây trưởng thành chủ yếu có các triệu chứng: đau bụng, rối loạn tiêu hóa nhẹ, kèm theo đó là tình trạng người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, bứt rứt do những đốt sán tự rụng ra ngoài ống tiêu hóa. Đốt sán là những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà như sơ mít, đầu sán phẳng.

Bệnh ấu trùng sán lợn: Người ăn phải trứng sán lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng đi vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa đi vào máu di chuyển ký sinh tại một số cơ quan trong cơ thể. Trong trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, và khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, như vậy sẽ tương tự khi ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn và tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà có những biểu hiện khác nhau, có thể có những nốt ở dưới da bằng  hạt đỗ, hạt lạc di động dễ, không ngứa, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch bạch huyết. Bệnh nhân sẽ có các cơn động kinh, liệt tay chân, hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội, giảm thị lực hoặc mù nếu có nang sán ở mắt.

Theo đó, các bác sĩ sẽ phân biệt bệnh sán dây trưởng thành với bệnh giun truyền qua đất như giun đũa, giun tóc, giun móc bằng xét nghiệm phân tìm trứng giun trong phân. Phân biệt với bệnh do ấu trùng sán với các bệnh ấu trùng giun đũa chó bằng kỹ thuật ELISA, giun xoắn và một số bệnh thần kinh, bệnh về mắt bằng các xét nghiệm chuyên khoa.

Con đường lây truyền và cách phòng chống dịch sán dây

Con đường lây truyền và cách phòng chống dịch sán dây

Con đường lây truyền và cách phòng chống dịch sán dây

Theo nguồn tin tức Y Dược, sán dây trưởng thành sống ở ruột non của người, còn ấu trùng sán lợn thì ký sinh ở trong tổ chức của một số động vật có vú như người, lợn, lợn rừng, trâu, bò, cừu, dê, ngựa, thỏ, chó, mèo. Chúng có thời gian ủ bệnh khoảng 8-10 tuần đối với sán dây trưởng thành và khoảng 9-10 tuần đối với ấu trùng sán dây. Chúng bắt đầu lây truyền bệnh khoảng 10 tuần ở sán trưởng thành sau khi chúng đã ở trong ruột non người, những đốt sán già tự rụng ra ngoài hậu môn hoặc theo phân bài tiết ra ngoài, trong mỗi đốt sán đều có trứng sán, khi đốt sán rữa ra trứng sẽ được giải phóng và nếu người ăn phải trứng sán dây lợn sẽ gây bệnh ấu trùng sán dây lợn.

Bệnh ấu trùng sán lợn là căn bệnh nguy hiểm nên ai cũng cần có kiến thức dự phòng bệnh cho mình bằng cách:

  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người dân về tác hại và đường lây truyền của bệnh sán dây và bệnh ấu trùng sán lợn để người dân chủ động phòng bệnh
  • Vệ sinh phòng bệnh bằng cách vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò lợn tái hoặc nấu chưa chín, thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, để tránh gieo mầm bệnh ra ngoài.

Nếu đã có dịch thì thành lập ban chỉ đạo các cấp khoanh vùng dập dịch, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị diệt mầm bệnh, kiểm soát trâu, bò vùng có dịch, tuyên truyền người dân không ăn thịt bò lợn chưa được nấu chín dưới mọi hình thức.

Nguồn: benhhoc.edu.vn