Kiến thức về triệu chứng và chẩn đoán bệnh hồng ban nút

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hồng ban nút (Erythema nodosum) là tình trạng viêm của các tế bào mỡ dưới da biểu hiện dưới dạng sẩn u cục nhỏ màu đỏ, thường gặp nhất ở hai cẳng chân.

Kiến thức về triệu chứng và chẩn đoán bệnh hồng ban nút

Kiến thức về triệu chứng và chẩn đoán bệnh hồng ban nút

Cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được biết rõ, tình trạng này thường xảy ra ở người mang gen HLA B8 (80%) và 6% có tính chất gia đình. Đây được coi là quá trình đáp ứng miễn dịch với các nguyên nhân khác nhau như tình trạng nhiễm khuẩn hoặc sử dụng một số thuốc, có thể là triệu chứng của một số bệnh hệ thống, đôi khi một số trường hợp có thể không rõ nguyên nhân. Dưới đây là triệu chứng và chẩn đoán của bệnh thường gặp mang tên hồng ban nút, hy vọng mọi người sẽ có thêm những thông tin hữu ích.

Triệu chứng của hồng ban nút

Hồng ban nút có ban màu đỏ, dạng u cục, sẩn cứng:

– Hình thái: Những u cục có thể sờ hoặc thấy ở dưới da, hình tròn hoặc oval; kích thước có thể dao động từ 1 – 10 cm đường kính, thường gặp khoảng 1 – 2 cm. Sẩn cục có tính chất rắn, ít di động xung quanh các cục sưng nề. Đôi khi nhiều sẩn cục kết hợp lại thành một mảng lớn.

– Vị trí: Vùng mặt trước cẳng chân, đối xứng nhau ở cả hai bên. Bất cứ nơi nào có chất béo dưới da đều có thể có các nốt, bao gồm cả đùi, cánh tay, thân, mặt song hiếm gặp như ở chi trên, ở mặt và vùng cổ.

– Tiến triển: Ban đa dạng, tuổi khác nhau với màu sắc thay đổi như đám xuất huyết dưới da (chuyển thành màu tím hơi xanh, nâu, vàng nhạt và cuối cùng là màu xanh lá cây). Ban biến mất trong vòng từ 10 – 15 ngày, không để lại sẹo hay di chứng teo da.

Triệu chứng phối hợp: Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, triệu chứng phối hợp của bệnh hồng ban nút gồm đa khớp, viêm màng hoạt dịch và cảm giác cứng khớp, có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với tổn thương da và có thể kéo dài đến 6 tháng. Hồng ban nút ban đỏ thường xuất hiện cùng với các triệu chứng tương tự như cúm, sốt và cảm giác mệt mỏi.

Gặp bác sĩ để khám nếu nghi ngờ mắc bệnh hồng ban nút

Gặp bác sĩ để khám nếu nghi ngờ mắc bệnh hồng ban nút

Triệu chứng cận lâm sàng:

– Hội chứng viêm: Tốc độ máu lắng giờ đầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

– Mô bệnh học: Trường hợp không điển hình sẽ được chỉ định sinh thiết tổn thương da. Kết quả cho thấy tình trạng viêm có vách của các tế bào mỡ dưới da cấp tính hoặc mãn tính tại tổ chức mỡ và xung quanh các mạch máu.

– Các xét nghiệm tìm kiếm nguyên nhân: Phân lập liên cầu khuẩn tan huyết β từ dịch lấy từ họng, xét nghiệm ASLO; Test mantoux, X quang phổi (đôi khi cần CT phổi) và phát hiện tình trạng nhiễm vi khuẩn BK khi nội soi phế quản; X quang phổi hạch rốn phổi một bên thường gặp trong các bệnh ác tính hoặc nhiễm trùng, hạch rốn phổi hai bên thường kết hợp với sarcoidosis.

Chẩn đoán bệnh hồng ban nút

Theo các chuyên gia Hỏi đáp bệnh học, chẩn đoán hồng ban nút được xác định như sau:

– Chẩn đoán xác định: Thể điển hình có hồng ban nút biểu hiện rõ, dễ phát hiện kèm theo bệnh nhân có sốt, đau khớp; Thể không điển hình thì làm sinh thiết tổn thương da.

– Chẩn đoán phân biệt: Cần phân biệt các ban trong viêm da bán cấp hoặc mạn tính. Giai đoạn đầu cần phân biệt với viêm quầng, vết côn trùng cắn, sẩn mề đay cấp tính, viêm tắc tĩnh mạch nông, viêm tắc tĩnh mạch dạng nốt. Giai đoạn tiến triển lưu ý phân biệt với viêm nút quanh động mạch, viêm mạch hoại tử.

Để an toàn sức khỏe bản thân, bạn nên đến các cơ sở y tế nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào đối với cơ thể. Đặc biệt không được tự ý bôi thuốc và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn