Món ăn thuốc từ sen dễ làm, tác dụng lớn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tất cả các bộ phận của sen có thể sử dụng trong sinh học đời thường. Đặc biệt, sen có thể làm thuốc, với nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể.

Món ăn thuốc từ sen dễ làm, tác dụng lớn

Món ăn thuốc từ sen dễ làm, tác dụng lớn

Món ăn thuốc từ sen

Sen thường thu hái từ tháng 7 đến tháng 9 và bạn có thể tham khảo một trong những món ăn thuốc sau theo gợi ý của trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

– Chè trứng gà hạt sen: hạt sen 30g, rượu 30ml, đường 30g và trứng gà 1 quả. Hạt sen nấu chín nhừ cho đường, rượu vào khuấy đều, đập trứng vào, đun sôi, ăn trước khi đi ngủ.

Tác dụng: Chè trứng gà hạt sen thích hợp cho người bị bệnh lâu ngày, phụ nữ sau đẻ cơ thể suy nhược, người cao tuổi.

– Chè hạt sen củ súng: hạt sen 30g, củ súng 30g, đường vừa đủ. Tất cả nấu chè, ăn vào bữa sáng. Món ăn thuốc tốt cho người di tinh, đái hạ huyết trắng, tảo tiết, kinh nguyệt quá nhiều, tiểu đêm nhiều.

– Hạt sen hầm thịt lợn: hạt sen 30g, thịt lợn nạc 150g, thêm gia vị hầm nhừ. Ăn ngày 1 lần. Dùng tốt cho phụ nữ sẩy thai liên tiếp, mang thai dọa sẩy, có thai bị đau lưng.

– Nước ép ngó sen tươi: nước ép ngó sen 60-100ml (khoảng 100g tươi) cho uống 1 lần. Nước uống được đánh giá rất tốt cho người bị viêm khí phế quản ho lẫn máu, ngộ độc cua cá,…

– Cháo hạt sen: hạt sen 30g, gạo tẻ 150g. Tất cả đem nấu cháo ăn, thêm đường hoặc muối. Món cháo tốt cho người suy nhược cơ thể, đại tiện lỏng dài ngày.

– Nước ép ngó sen sinh địa củ cải: ngó sen 30g, củ cải 30g, sinh địa 30g. Tất cả xay, ép, lọc lấy nước. Mỗi lần dùng 1 chén (khoảng 100ml) uống với mật hoặc nước đường nóng.

Nước uống thích hợp cho người bị tiểu dắt, buốt.

– Nước ép ngó sen hòa mật: ngó sen tươi 100g, mật mía tươi (hoặc nước mía) 50g (50ml). Ngó sen ép lấy nước, đem khuấy trộn với nước mía, chia 2 lần uống trong ngày.

Tác dụng: Dùng tốt khi bị cảm cúm, trúng nắng, trúng nóng, hoặc khí hậu khô hanh gây kích ứng, sốt, vật vã, khát nước.

– Ngó sen hầm đại táo: ngó sen 150g, đại táo 250g. Ngó sen rửa sạch, cắt đoạn, đại táo cắt thành 2-4 lát. Tất cả đem nấu nhừ, gạn lấy nước uống. Ngó sen hầm đại táo theo các thầy thuốc y học cổ truyền có tác dụng tốt đối với những người bị chảy máu chân răng, ban xuất huyết dưới da, do giảm tiểu cầu, trợ tiêu hóa, khai vị giúp ăn ngon miệng.

Ngó sen tươi có tác dụng tốt đối với cơ thể

Ngó sen tươi có tác dụng tốt đối với cơ thể

– Nước ép ngó sen gừng tươi: ngó sen tươi 30-50g, gừng tươi 5-8g. Tất cả giã nát, vắt lấy nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Tác dụng: tốt cho người bị nôn dai dẳng khát nước.

– Đậu xanh hầm ngó sen: ngó sen cả đọt 50-100g cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu chín ăn. Món này rất tốt cho người bệnh đau mắt đỏ.

– Ngó sen hầm: ngó sen 150-200g, hầm nhừ ăn. Tác dụng chữa thực nhiệt ở hạ tiêu, bổ ngũ tạng.

– Bột gạo hạt sen củ mài phục linh: hạt sen sao 30g, củ mài 30g, gạo tẻ sao vàng 30g, phục linh 15g. Tất cả đem tán thành bột mịn, khuấy trong nước sôi, thêm đường trắng thành dạng chè, ăn ngày một lần sáng hoặc tối. Dùng tốt cho người bị tỳ hư tiêu chảy.

– Hạt sen hầm long nhãn táo tàu: hạt sen, long nhãn mỗi loại 30g, táo tàu 5- 6 quả, đường phèn lượng vừa đủ. Đầu tiên ngâm hạt sen cho nở, bỏ tâm, rửa sạch. Sau đó cho hạt sen, táo tàu, long nhãn vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu nhừ, thêm đường phèn.

Tác dụng: bổ huyết dưỡng tâm an thần, làm da tươi nhuận.

Để phù hợp hơn với cơ thể, bạn nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn sử dụng từ những người có chuyên môn. Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ, thầy thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn