Tìm hiểu hạ huyết áp tư thế đứng cùng chuyên gia Y Dược Hà Nội

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi bị hạ huyết áp tư thế đứng chúng ta thường cảm thấy chóng mặt, choáng váng thậm chí mở mắt và thường ở thể nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng dậy đột ngột.

Tìm hiểu hạ huyết áp tư thế đứng cùng chuyên gia Y Dược Hà Nội

Tìm hiểu hạ huyết áp tư thế đứng cùng chuyên gia Y Dược Hà Nội

Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng là như thế nào?

Hạ huyết áp tư thế đứng hay còn gọi là hạ huyết áp tư thế là một dạng của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm bạn cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng và thậm chí là bị ngất.

Hạ huyết áp tư thế có thể nhẹ và chỉ kéo dài vài phút. Tuy nhiên, hạ huyết áp tứ thế kéo dài có thể báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng, do vậy hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn thường xuyên cảm thấy đầu óc quay cuồng khi đứng lên.

Hạ huyết áp tư thế đứng không thường xuyên thường gây ra bởi một nguyên nhân rõ ràng như mất nước hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài. Tình trạng này thường dễ  xử lý. Hạ huyết áp tư thế đứng mãn tính thường là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe, vì vậy cách điều trị sẽ khác nhau.

Hạ huyết áp tư thế đứng có những triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng phổ biến của hạ huyết áp tư thế bao gồm: cảm thấy đầu óc quay cuồng hoặc chóng mặt sau khi đứng lên, nhìn mờ, yếu, ngất xỉu, lẫn lộn, buồn nôn. Triệu chứng thường gặp nhất là chóng mặt hoặc choáng váng khi bạn đứng dậy khi đang ngồi hoặc nằm. Các triệu chứng thường kéo dài trong một vài phút.

Thỉnh thoảng chóng mặt hoặc cảm giác quay cuồng có thể rất nhẹ – gây ra bởi mất nước nhẹ, đường máu thấp hoặc do quá nóng. Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng cũng có thể xảy ra khi bạn đứng dậy sau khi đã ngồi quá lâu. Nếu các triệu chứng thỉnh thoảng mới có bạn không cần phải lo lắng.

Bạn phải hẹn gặp bác sĩ nếu các  triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng xảy ra thường xuyên, vì chúng có thể báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng. Thậm chí bạn phải gặp bác sĩ ngay nếu bị mất ý thức, thậm chí chỉ trong một vài giây.

Hãy theo dõi và ghi lại các triệu chứng của bạn, khi nào chúng xảy ra, trong thời gian bao lâu và bạn đang làm gì vào lúc đó. Nếu các triệu chứng xảy ra vào những thời điểm nguy hiểm như khi lái xe, hãy thảo luận điều này với bác sĩ.

Lý do gì mà bạn lại bị hạ huyết áp tư thé đứng

Lý do gì mà bạn lại bị hạ huyết áp tư thế đứng

Tại sao lại bị hạ huyết áp tư thế đứng?

Theo chuyên gia Y Dược giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Khi bạn đứng lên, lực hấp dẫn kéo máu về chân và bụng của bạn. Điều này làm giảm áp lực máu vì lưu lượng máu tuần hoàn về tim sẽ ít đi.

Thông thường, các tế bào đặc biệt gần các động mạch tim và cổ cảm nhận huyết áp thấp. Các tế bào này gửi tín hiệu đến các trung tâm trong não để điều khiển tim đập nhanh hơn và bơm máu nhiều hơn để ổn định huyết áp. Những tế bào này cũng giúp các mạch máu co lại làm huyết áp tăng lên.

Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi một vấn đề gì đó làm gián đoạn quá trình tự nhiên của cơ thể khi đối phó với huyết áp thấp. Nhiều vấn đề khác nhau có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng bao gồm:

  • Mất nước do sốt, nôn, không uống đủ nước, tiêu chảy nặng và tập thể dục quá mức gây đổ mồ hôi quá nhiều đều có thể dẫn đến mất nước, làm giảm thể tích máu. Mất nước nhẹ có thể gây ra các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế đứng như chóng mặt và mệt mỏi.
  • Các vấn đề tim mạch: một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp như nhịp tim đập rất chậm, các vấn đề van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim. Những vấn đề này ngăn cơ thể không thể phản ứng nhanh, kịp thời bơm máu nhiều hơn khi đứng lên.
  • Bệnh nội tiết: các vấn đề về tuyến giáp, suy thượng thận và đường máu thấp (hạ đường huyết) có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng. Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng tổn thương các dây thần kinh giúp gửi tín hiệu cho não để điều chỉnh huyết áp.
  • Rối loạn hệ thần kinh: một số rối loạn hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh Parkinson, bệnh teo đa hệ thống, suy hệ thần kinh tự chủ đơn thuần và tích lũy đạm có thể phá vỡ hệ thống điều tiết huyết áp bình thường của cơ thể.
  • Sau khi ăn: một số người trải nghiệm huyết áp thấp sau các bữa ăn. Tình trạng này phổ biến ở người lớn tuổi.

Có những biện pháp khắc phục nào khi bị hạ huyết áp tư thế đứng?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn chống lại hạ huyết áp tư thế đứng:

  • Tăng muối trong chế độ ăn: điều này phải được thực hiện một cách cẩn thận và chỉ sau khi đã thảo luận với bác sĩ. Quá nhiều muối có thể làm huyết áp tăng quá mức cho phép và gây hại cho sức khỏe của bạn.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ: nếu huyết áp của bạn giảm sau khi ăn, bác sĩ có thể khuyên chia nhỏ bữa ăn, giảm lượng tinh bột.
  • Hỏi bác sĩ về việc bổ sung vitamin: thiếu máu và thiếu vitamin B-12 đều ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm trầm trọng thêm các triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng. Vì vậy nếu bạn đang bị thiếu sắt và vitamin, việc bổ sung là rất cần thiết.
  • Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa các triệu chứng của huyết áp thấp. Uống nhiều nước trước khi phải đứng trong khoảng thời gian dài, hoặc bất kỳ các hoạt động mà có xu hướng kích hoạt các triệu chứng của bạn.

Nguồn: Bệnh học