Trị ngộ độc thực phẩm đơn giản từ bài thuốc dân gian rẻ tiền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm. Vì vậy việc biết được các bài thuốc điều trị ngộ độc đơn giản sẽ giúp bạn tránh khỏi kết quả không mong muốn.

Ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân gây ra

Ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân gây ra

Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn có thể kể đến như do nấm mốc, ký sinh trùng, vi khuẩn, các chất gây ô nhiễm, do chất gây dị ứng, chế biến bảo quản thực phẩm với các chất phụ gia độc hại, rau quả có chứa lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,…

Biểu hiện của chứng ngộ độc thực phẩm gồm: trướng bụng, đau bụng dưới, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn ngứa, dị ứng,…các triệu chứng sẽ giảm dần trong vòng 48 giờ. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chữa trị ngay tại nhà hoặc điều trị sơ cứu bằng một trong những bài thuốc dân gian hay y học cổ truyền. Trong trường hợp nặng, bạn cần đến cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.

Chữa ngộ độc thức ăn

Bài 1: Hạt đậu xanh nghiền sống hòa nước, uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.

Bài 2: Quả khế (2-3 quả) ép lấy nước uống.

Bài 3: Củ chuối tiêu thái miếng cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy 0,5 lít nước sắc uống để gây nôn. Quả chuối xanh chát, chuối hột non thái lát làm rau ăn sống với sứa, cá gỏi cùng với rau thơm để cho bớt tanh và phòng tiêu chảy.

Điều trị nôn, đầy bụng giải độc thức ăn, giúp tiêu hóa: Hạt thìa là 3-6g nhai nuốt.

Nếu ngộ độc gây tiêu chảy: Tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml uống ấm.

Bài thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm bằng gừng sống và hành trắng

Bài thuốc điều trị ngộ độc thực phẩm bằng gừng sống và hành trắng

Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn hải sản

Bài 1: Gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.

Bài 2: Lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, lấy bã xát vào chỗ ngứa. Lưu ý kiêng dầm nước và ra gió.

Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, đại tiện lỏng

Bài 1: Đậu ván trắng 20g, hậu phác 12g, hương nhu 16g, sắc uống.

Bài 2: Giềng khô, củ gấu, gừng khô, lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.

Chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy

Đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g. Sắc uống.

Giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm

Cam thảo bắc (không sao, đồ mềm, sấy khô) 20g, đại hoàng 20g. Sắc uống.

Theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, người bệnh mắc chứng ngộ độc cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần đi đại tiện, tính chất dịch ói, phân và nước tiểu. Nếu xuất hiện các trường hợp như: đau bụng nhiều, nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, sốt cao, phân có máu, khát nhiều, trẻ em không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, bụng sình, nhức đầu hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày.

Thực hiện an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Thực hiện an toàn thực phẩm phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Tốt nhất các thực phẩm tiêu thụ vào cơ thể cần đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh. Bạn nên chọn các loại thực phẩm chế biến an toàn, tránh đồ ô nhiễm.

Lưu ý cần ăn chín uống sôi; bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ.

Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn.

Đặc biệt hãy tạo thói quen cho bản thân và trẻ nhỏ rửa tay trước khi ăn, người lớn rửa tay trước khi chế biến thức ăn hoặc cho bé ăn và sau khi đi vệ sinh.

Hãy là bác sĩ của chính bạn bằng những kiến thức y học bằng cách tạo cho mình lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và không quên tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ nếu được chẩn đoán ngộ độc thực phẩm.

Nguồn: suckhoedoisong – benhhoc.edu.vn