Y học cổ truyền giới thiệu dược thiện từ khoai lang

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khoai lang giàu dinh dưỡng, quen thuộc trong các món bánh, chè,… Bên cạnh đó, y học cổ truyền xem khoai lang là vị thuốc hay với nhiều tác dụng phòng chữa bệnh.

Khoai lang có vị ngọt, tính bình; đi vào thận, tỳ Khoai lang có vị ngọt, tính bình; đi vào thận, tỳ

Khoai lang loại khoai thịt vàng và đỏ còn có các tên kim thự, hồng thự,… Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh hiệu quả, có nơi gọi là “Sâm Nam” và được dùng từ lâu trong dân gian.

Trong khoai lang có chứa 28,5% glucid, 0,8% protein, nhiều tinh bột, ít đường khử, manose, maltose, pentose, galactose, các pectin, men (amylase…), chất nhựa, sterol, sinh tố B1, B2, C, acid nicotinic, Mn, Ca, P, K, Fe, I,… Thân và lá còn chứa chất nhựa (jalapin), acid elagic, acid succinic, acid fumaric và 1 số acid amin…

Với giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng bổ tỷ vị, bổ máu, điều hòa, làm tăng cường hệ thống miễn dịch, nhuận tràng thông khí có lợi cho đại tiện, ngăn ngừa ung thư do có chất chống oxy hóa và ngăn chặn xơ cứng mạch máu… Chẳng vị thế mà khoai lang được các thầy thuốc tư vấn tại page Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur coi đây là lương thực bổ ích cho người đái tháo đường và sống trường thọ.

Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình; đi vào thận, tỳ. Tác dụng ích khí, sinh tân, kiện tỳ,  hoà vị, thông tiện, khoan tràng. Có hiệu quả cao đối với người tỳ vị hư nhược. Hàng ngày dùng 16g – 500g bằng cách luộc, nướng, hầm.

Bài thuốc từ khoai lang

Trị phụ nữ băng huyết: lá khoai lang tươi 100 – 150g, giã nát, cho ít nước sôi, ép nước uống

Tác dụng nhuận tràng: củ khoai rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xay giã nhỏ, thêm ít nước sôi, khuấy đều. Uống 1 bát vào buổi sáng. Chữa táo bón. Dùng 3 – 7 ngày đến khi hết táo bón. Hoặc dùng 100 – 150g lá tươi luộc ăn hàng ngày.

Trị mụn nhọt, chín mé: lá và ngọn non 1 nắm nhỏ, muối ăn 1 nhúm. Rửa sạch khoai,giã nát với muối đắp lên chỗ bị nhọt hay chín mé.

Chữa đái tháo đường: lá khoai lang tươi 150g, bí đao 50g. Lá khoai rửa sạch, bí đao gọt vỏ, thái miếng. Nấu canh ăn trong ngày.

Cháo gạo khoai lang tốt cho bệnh nhân quáng gà

Cháo gạo khoai lang tốt cho bệnh nhân quáng gà

Dược thiện có khoai lang

Cháo gạo khoai lang: khoai lang đỏ (tươi) 200g, gạo tẻ 100g. Khoai rửa sach, gọt vỏ, thái miếng. Nấu với gạo thành cháo, thêm đường trắng đảo đều. Dùng cho bệnh nhân quáng gà thị lực giảm.

Cháo kê khoai lang: khoai lang 60g, kê 50g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, tỳ vị hư nhược.

Khoai lang nấu canh hoặc nấu cháo với dấm: khoai lang 100- 150g rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc nấu cháo với 300ml dấm. Dùng cho người bị phù nề. 

Khoai lang nấu canh: khoai lang vàng (kim thự) 100- 150g. Rửa sạch, thái miếng. Nấu canh hoặc thêm 50g gạo tẻ, nấu cháo. Dùng cho người bệnh viêm gan vàng da sốt nóng.

Nước bột khoai: bột khoai lang hoà nước sôi hoặc nấu chín, thêm đường. Dùng cho người bị khô miệng, đau họng.

Khoai lang hầm cá bống (hay cá quả đều được): khoai lang 500g, cá 1 con 500g, nghệ 1 củ 20g. Khoai rửa sạch, thái miếng; cá đánh vảy, mổ bỏ ruột; nghệ giã nát, hầm kỹ. Dùng cho sản phụ bị suy nhược thiếu máu.

Mặc dù khoai lang có rất nhiều tác dụng được kê trong y học cổ truyền, tuy nhiên những người bị đầy ợ hơi, có thực tích nên hạn chế ăn khoai. Bên cạnh đó đừng quên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh tật và điều trị kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn