Theo các chuyên gia bệnh học thì phương pháp ghép tế bào gốc hiện đang mở ra rất nhiều cơ hội cho người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân bị mắc bệnh ung thư máu.
- Người Việt Công Bố Cách Điều Trị Ung Thư Mới
- Chuyên Gia Về Bệnh Học Ung Thư Chỉ Mặt Nguyên Nhân Gây Ung Thư
- Đừng Bỏ Qua Những Lời Khuyên Sau Của Chuyên Gia Bệnh Học Nhật Bản
Phương pháp ghép tế bào gốc đã có những thành công nhất định.
Có mặt tại Viện Huyết Học và Truyền máu Trung ương bạn Nguyễn Thị Thanh Hương chia sẻ, phóng viên không khỏi “giật mình” khi biết được cách đây 3 năm, Hương là một bệnh nhân ung thư máu, và phải giành giật sự sống từng ngày với tử thần.
Hương cho biết, sau một lần bị sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, khi đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư máu, cuộc đời cô gái như rơi vào tuyệt vọng.
“Từ trên đỉnh cao của hoài bão và ước mơ, tôi như rơi xuống vực thẳm đen tối của cuộc đời”, Hương chia sẻ.
Tuy nhiên, mọi hy vọng đã hé mở với Hương, khi cô được ghép tủy đồng loại (ghép tủy từ người chị gái), và đến nay sau hơn 2 năm ghép Thanh Hương không những khỏe mạnh như bao cô gái khác mà còn rất hạnh phúc và thành công với công việc hiện tại.
Giống như Thanh Hương, chị Hoàng Thị Thùy Linh (sinh năm 1986), là bệnh nhân ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng đầu tiên tại Việt Nam, hiện giờ sau 18 tháng ghéo, bệnh nhân Linh đã khỏe mạnh và thậm chí là sợ bị tăng cân.
“Hiện giờ mọi thứ với tôi rất bình thường và ổn định, tôi đã đi làm và sinh hoạt như những người bình thường khác”, chị Linh chia sẻ.
Tương lai mở ra với những bệnh nhân ung thư máu.
Tương lai mở ra với những bệnh nhân ung thư máu.
Trường hợp của bệnh nhân Hương và Linh chỉ là một trong số 204 trường hợp đã được ghép tế bào gốc thành công trong 10 năm qua. Theo lãnh đạo Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, từ tháng 6 năm 2006, số ca ghép của Viện cũng đã tăng lên với tốc độ rất nhanh, từ mức 4-6 ca/năm của giai đoạn trước, đã tăng vọt lên 19 ca năm 2011, rồi trung bình 50 ca/năm, đưa tổng số ca ghép tính đến tháng 5/2016 lên đến 204 ca, gồm 111 trường hợp ghép tự thân và 93 trường hợp ghép đồng loại.
GS Nguyễn Anh Trí- Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cho hay, trong hành trình 10 năm thực hiện ghép tế bào gốc, thành công của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chính là đã thành lập được ngân hàng gốc máu dây rốn cộng đồng. Cho đến nay, Viện cũng thực hiện thành công 10 ca ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn của Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng.
Ông Trí khẳng định, kết quả trên đã khẳng định các mẫu máu dây rốn từ ngân hàng có chất lượng và tiềm năng ứng dụng rất tốt. Kết quả này có thể đáp ứng được nhu cầu ghép tế bào gốc đồng loại ngày một tăng cao của các bệnh nhân tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương nói riêng và bệnh nhân mắc các bệnh về máu của Việt Nam nói chung.
Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM