Cần chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Các bệnh tuyến giáp cần điều trị ngoại khoa tương đối đa dạng, đặc biệt đó là các loại bướu tuyến giáp. Đó là tình trạng tuyến giáp to toàn bộ hay cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Cần chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?

Cần chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?

Các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp như thế nào?

Những chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội cho biết các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp như sau:

  • Cắt nhân tuyến giáp
  • Cắt eo tuyến giáp
  • Cắt gần toàn bộ một thùy giáp
  • Cắt toàn bộ một thùy giáp
  • Cắt gần toàn bộ 2 thùy giáp
  • Cắt toàn bộ tuyến giáp
  • Vét hạch cổ chức năng, toàn bộ

Cần chăm sóc bệnh nhân sau mổ như thế nào?

Theo dõi và xử biến chứng sớm: Ngày thứ 1 đến ngày thứ 3

– Suy hô hấp sau mổ:

  • Theo dõi các chỉ số: tần số thở, nhịp thở, SpO2, các triệu chứng lâm sàng: tím tái, co rút các hố tự nhiên.
  • Xử trí: nằm đầu cao, thở oxy, xử trí nguyên nhân.

– Chảy máu sau mổ:

  • Theo dõi các chỉ số: da vùng cổ sưng nề tụ máu dưới da, dẫn lưu ra máu đỏ tươi, tái lập nhanh ; chèn ép vùng cổ khó thở.
  • Xử trí: thay dẫn lưu theo dõi dịch, da và phần mềm vùng cổ, xử trí nguyên nhân.

Cơn cường giáp kịch phát:

  • Theo dõi các chỉ số : mạch nhanh 120-200 lần/phút, sốt 38-41 độC,Huyết áp tụt; triệu chứng khác: nôn mửa, yếu cơ, dđổ mồ hôi
  • Xử trí : phát hiện sớm, điều trị tích cực.
  • Nói khàn hoặc mất tiếng sau mổ.
  • Theo dõi giọng nói.
  • Xử trí: solumedrol, 3B, phục hồi chức năng.

Thông báo tuyển sinh Trung cấp Điều duỡng năm 2019

Thông báo tuyển sinh Trung cấp Điều duỡng năm 2019

Tetani sau mổ :

  • Theo dõi các chỉ số: triệu chứng co cơ: bàn tay co quắp, tê bì đầu chi; co thắt thanh môn gây khó thở thanh quản; chỉ số Calci, photpho máu.
  • Xử trí: Gluconat calci hoặc Calci Clorua 10% 10 – 20 ml (1 – 2 ống) tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 10 phút.

Theo dõi và xử biến chứng muộn: Từ ngày thứ 3

  • Nhiễm trùng vết mổ: thay băng, kháng sinh…
  • Nhược giáp (do cắt quá nhiều hay do quá trình viêm xơ phát triển)
  • Bướu giáp tái phát (thường gặp sau mổ bướu giáp thể hỗn hợp)

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ:

  • Rút dẫn lưu sau 48-72h.
  • Ăn mềm, dễ nuốt.
  • Thay băng hàng ngày.
  • Cắt chỉ sau 7-8 ngày.
  • Hẹn khám lại sau 1 tháng.

Nguồn: Bệnh học