Chuyên gia Điều dưỡng hướng dẫn cách chữa đau dây thần kinh cổ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau dây thần kinh cổ thường xảy ra do dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép khiến cho không chỉ cổ mà vùng lưng,… bị đau nhức làm ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt.

Chuyên gia Điều dưỡng hướng dẫn cách chữa đau dây thần kinh cổ

Chuyên gia Điều dưỡng hướng dẫn cách chữa đau dây thần kinh cổ

Một số cách chữa đau dây thần kinh cổ như thế nào?

Đau dây thần kinh cổ không hiếm gặp, bệnh có thể gặp phải do tình trạng dây thần kinh bị tổn thương đến từ các hoạt động, vận động trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Những hoạt động thể thao, các tư thế sai lệch trong công việc hay các bệnh lý xương khớp vùng cổ vai gáy,… đều có thể gây đau dây thần kinh cổ.

Dây thần kinh cổ khi bị đau, chèn ép có thể gây ra đau lan vùng cổ vai gáy và dẫn đến tình trạng đau cổ tay, khuỷu tay, cánh tay. Người bị đau dây thần kinh cổ cũng có thể kèm theo những dấu hiệu sưng đau.

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ là cơ chế tự nhiên để giúp khắc phục những cơn đau, chấn thương đến từ những vận động, hoạt động hằng ngày. Khi cơ thể đi vào giấc ngủ, các vùng cơ thể bị thương tổn ít hoạt động, lúc này, máu được lưu thông đến vị trí đau nhiều hơn và cung cấp các chất để phục hồi thương tổn.

Để cải thiện tình trạng đau dây thần kinh cổ, bạn cần chú ý nằm ngủ với gối kê đầu, tốt nhất là nằm ngửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng gối dưới mỗi cánh tay, cách này có thể giúp làm giảm bớt áp lực tác động lên vùng cổ vai gáy. Nếu nằm nghiêng thì bạn nên sử dụng gối mỏng hơn một chút.

Một giấc ngủ tự nhiên từ 7 – 8 giờ có thể cải thiện tình trạng đau hiệu quả.

Chườm lạnh và chườm nóng

Dùng giải pháp chườm lạnh, chườm nóng cũng là một các để cải thiện những cơn đau dây thần kinh vùng cổ. Đây là các phương pháp có thể giúp cho tuần hoàn máu tại các khu vực đau tăng lên. Các biện pháp chườm nóng, chườm lạnh cũng có thể giúp cải thiện tình trạng sưng đau ở vùng cô vai gáy.( Theo các chuyên gia Trung cấp Y Hà Nội chia sẻ)

Mỗi ngày bạn có thể thực hiện chườm lạnh hoặc chườm nóng từ 3 – 4 lần, mỗi lần khoảng 15 phút là đủ. Tuy nhiên khi thực hiện chườm lạnh và chườm nóng, bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố sau:

  • Đối với phương pháp chườm lạnh, bạn có thể dùng túi nước đá ép nhẹ lên khu vực đau, chấn thương để làm dịu cảm giác đau. Khi chườm lạnh, không để nước đá tiếp xúc trực tiếp với da mà phải bọc trong khăn vải hoặc trong túi chườm lạnh vì tiếp xúc trực tiếp lâu với đá lạnh có thể gây phỏng lạnh. Ngoài ra cũng không nên chườm liên tục quá 15 phút vì nhiệt độ lạnh kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu.
  • Đối với chườm nóng, khi thực hiện nên chú ý nhiệt độ vừa phải, không quá nóng để tránh bỏng. Nhiệt độ khoảng 40 độ hoặc hơn một chút là được. Tương tự như chườm lạnh, khi chườm nóng cũng không nên thực hiện quá lâu, chỉ thực hiện vừa phải để giúp các cơ được thả lỏng, giảm tình trạng đau dây thần kinh cổ và giúp máu lưu thông tốt hơn.

Xoa bóp vị trí đau

Đây cũng là một trong những cách có thể giúp làm giảm áp lực lên vị trí dây thần kinh bị chèn ép, giảm bớt tình trạng đau và giúp thả lỏng các cơ bắp ở vị trí đau. Những tác động tại chỗ lên vị trí đau có thể giúp giảm cơn đau cục bộ nhanh chóng hơn. Với phương pháp xoa bóp, bạn có thể tự thực hiện hoặc nhờ người khác thực hiện giúp.

Khi thực hiện có thể dùng ngón tay xoa bóp, tác động nhẹ nhàng, giúp tăng tuần hoàn máu, thả lỏng các cơ. Từ đó giúp giải tỏa sự chèn ép các dây thần kinh.

Trong quá trình thực hiện mát xa, bạn nên hạn chế tác động các mô sâu bên dưới da hoặc dùng lực ấn, tỳ đè mạnh tay vì những thao tác này vừa không cần thiết lại vừa có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép trở nên đau hơn, làm cho tình trạng căng cơ bắp dai dẳng hơn.

Đào tạo tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Đào tạo tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019

Vận động nhẹ nhàng

Người bị đau nhức dây thần kinh ở vùng cổ có thể áp dụng những bài tập nhẹ nhàng để vừa giúp các dây thần kinh nghỉ ngơi và giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn. Khi tuần hoàn máu được tốt, cơ thể sẽ được cung cấp đủ oxy, làm cho các cơ bắp săn chắc, giúp các dây thần kinh bớt được tình trạng đau.

Người bị đau dây thần kinh vùng cổ có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh các bài tập nhanh, cường độ mạnh.

Sử dụng thuốc

Dùng thuốc cũng là một cách để giảm bớt tình trạng đau các dây thần kinh cổ vai gáy. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) thường là ibuprofen và aspirin.

Một số loại thuốc giảm đau thường không được kê toa tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc cần phải hết sức cẩn thận. Để sử dụng các loại thuốc một cách hiệu quả, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây ra tác dụng phụ.

Tự ý lạm dụng các loại thuốc giảm đau không có chỉ định của bác sĩ có thể khiến cho cơ thể bị nhờn thuốc, gặp phải một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.

Vật lí trị liệu

Khác với những trường hợp đau dây thần kinh cổ do hoạt động, vận động hằng ngày, người bị đau dây thần kinh cổ do các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống,…

Tùy theo trường hợp của bệnh nhân mà các phương pháp vật lý trị liệu có thể khác nhau. Các bài tập vật lý trị liệu như kéo giãn, căng cơ có thể giúp làm giảm sự chèn ép các dây thần kinh cũng như giúp cho tình trạng đau nhẹ nhàng hơn.

Phẫu thuật

Thông thường, phẫu thuật chỉ là phương pháp điều trị cuối cùng nếu như các phương pháp khác không đem lại hiệu quả, triệu chứng của bệnh không giảm bớt. Phẫu thuật thường áp dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh lý thoát vị đĩa đệm nặng, các bệnh xương khớp nặng, những bệnh lý gây chèn ép lên rễ thần kinh của bệnh nhân.

Trong phẫu thuật vẫn tồn tại một số rủi ro trong khi thực hiện cũng như nguy cơ tái phát bệnh sau này. Do đó bệnh nhân và bác sĩ cần trao đổi chi tiết với nhau để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Nguồn: Bệnh học