Cùng tìm hiểu bệnh van tim và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trái tim được chia thành 4 van, mỗi van được hình dung như những cánh cửa đóng và mở nhịp nhàng theo từng nhịp co bóp của tim, cho phép máu chảy qua các buồng tim đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể.

Cùng tìm hiểu bệnh van tim và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Cùng tìm hiểu bệnh van tim và cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Bệnh van tim là gì?

Bệnh van tim là một loại rối loạn hay bệnh của các van tim – đó là các lá mô đóng mở điều tiết dòng máu lưu thông ra vào các buồng tim

Bệnh nhân mắc bệnh van tim có dị tật ở một hay nhiều van tim. Có rất nhiều loại bệnh van tim với các triệu chứng rõ rệt và các chọn lựa điều trị khác nhau.

Các vấn đề về van tim có thể xảy ra do nhiễm trùng (phần lớn do viêm màng trong tim và sốt thấp khớp), thoái hóa hoặc bất thường bẩm sinh

 Nguyên nhân nào gây bệnh van tim?

  • Viêm màng trong tim do nhiễm trùng – Đa số những người có tim bình thường khỏe mạnh không gặp nguy cơ nhiễm trùng van tim. Những người bị sốt thấp khớp, có để lại sẹo, hoặc bị bệnh tim bẩm sinh, có thể mắc chứng bệnh này.
  • Phẫu thuật răng hoặc các phẫu thuật khác liên quan đến răng, bàng quang, tuyến tiền liệt, hoặc các cơ quan vùng chậu của phụ nữ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng loại này.
  • Bệnh này cũng xảy ra cho những người tiêm chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm không vô trùng, ngay cả với những người có van tim khỏe mạnh.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh van tim là gì?

  • Những bệnh nhân đã bị bệnh nặng có thể thấy các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi vào ban đêm, ớn lạnh, và viêm khớp.
  • Ở những bệnh nhân bệnh diễn tiến chậm hơn, triệu chứng có thể bao gồm nhịp tim đập nhanh, phì lá lách, ngứa hoặc nổi mụn ngoài da, và hay thấy hồi hộp
  • Sốt thấp khớp – bệnh này do dị ứng với một số loại cầu khuẩn chuỗi, thường thấy ở trẻ em bị nhiễm cầu khuẩn không được trị dứt bệnh.
  • Bệnh thấp tim mãn tính do sốt thấp khớp hoặc sốt tái phát nhiều lần gây ra.
  • Triệu chứng của sốt thấp khớp gồm sốt, đau khớp, nổi mụn hoặc mẩn ngứa dưới da
  • Bệnh van tim khác – với tuổi tác, việc tích tụ vôi có thể làm dày và rò van tim. Các cơn đau tim cũng gây hại cho cấu trúc van hai lá, và những rối loạn mô nối nhất định như hội chứng Marfan và suy nhược trung tính cũng có thể ảnh hưởng xấu đến các van tim.

Những phương pháp nào được áp dụng để chẩn đoán và điều bệnh van tim?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược chia sẻ: Một số loại bệnh van tin có thể chẩn đóan được qua điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp X-quang và/ hoặc thông tim.

  • Viêm màng trong tim: Chẩn đoán có thể thực hiện được qua bệnh sử, khám thực thể, xét nghiệm, điện tim và siêu âm tim.
  • Sốt thấp khớp: Có thể nghĩ đến sốt thấp khớp khi thấy ngay trước đó có mắc bệnh nhiễm trùng vùng cổ. Triệu chứng gồm đau khớp, điện tim bất thường hoặc xét nghiệm máu cho thấy viêm tim. Nghe tim thấy tiếng tim đập thình thịch

Điều trị từng loại bệnh van tim cụ thể rất khác nhau, tùy thuộc vào viêc bị đau van nào và độ phì của van bị đau. Một số bệnh nhân sẽ không cần điều trị, số khác có thể được điều trị bằng thuốc. Phụ nữ mắc bệnh van tim muốn có thai nên khám tổng quát và kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên trong suốt thai kỳ. 

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh, một hay nhiều loại khóang sinh phối hợp sẽ được dùng để điều trị viêm màng trong tim do vi khuẩn. Các ca nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật thay van tim.
  • Sốt thấp khớp: Bệnh nhân sốt thấp khớp sẽ được điều trị bằng kháng sinh để loại trừ khuẩn cầu chuỗi còn ký sinh trong tim. Những bệnh nhân này có thể được cho dùng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan, và được điều trị bằng aspirin hoặc các loại thuốc như hóc môn kháng viêm và dị ứng.

Mọi người cần lưu ý những phương pháp phòng tránh bệnh van tim

Mọi người cần lưu ý những phương pháp phòng tránh bệnh van tim

Biện pháp phòng tránh bệnh van tim như thế nào?

– Thường xuyên kiểm tra huyết áp: kiểm tra huyết áp thường xuyên có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch trong đó có bệnh hở van tim. Nếu có hiện tượng cao huyết áp bạn cần đến bệnh viện để được điều trị ngay vì huyết áp cao sẽ khiến tim phải làm việc nhiều hơn ảnh hưởng đến van tim.

– Chống béo phì: Khi bị béo phì tim phải làm việc co bóp nhiều hơn dẫn tới việc van tim bị ảnh hưởng xấu. Do đó, cần song song với chế độ ăn hợp lý bạn cũng cần chú ý tập thể dục, áp dụng phương pháp giảm cân hiệu quả.

– Ăn uống hợp lý: Để phòng ngừa bệnh bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý hạn chế muối và chất béo động vật. Vì muối làm cơ thể giữ nước, mỡ động vật khiến xơ vữa vành tim. Đây là nguyên nhân gây bệnh hở van tim 2 lá.

– Không uống cà phê và các chất kích thích (rượu, bia,..): hở van tim có thể kèm theo tình trạng rối loạn nhịp. Cà phê hay chất kích thích sẽ làm nặng thêm rối loạn nhịp (nếu có). Không uống rượu: tương tự cà phê, rượu cũng làm xấu hơn tình trạng rối loạn nhịp. Bên cạnh đó, uống nhiều rượu còn gây bệnh cơ tim, ảnh hưởng tình trạng hở van. Vì vậy để phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả, mọi người cần loại bỏ các chất kích ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình.

–  Khám sức khỏe tim mạch định kỳ: Bệnh tim mạch thường diễn biến âm thầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ cần được thực hiện ít nhất 1-2 lần 1 năm để loại bỏ những nguy cơ gây bệnh tim mạch hiệu quả.

Nguồn: Bệnh học