Điểm cộng ưu tiên quyết định con đường vào đại học

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiều thí sinh đạt ngưỡng 30 điểm nhưng vẫn trượt Nguyện Vọng 1 do không được cộng điểm ưu tiên khiến tình trạng thí sinh người thì khóc kẻ thì cười? Vậy điểm ưu tiên quyết định như thế nào?

Điểm cộng ưu tiên quyết định con đường vào đại học

Thí sinh KV3 bức xúc khi không được cộng điểm ưu tiên

Thầy Đặng Nam Anh – giảng viên chuyên ngành Cao đẳng xét nghiệm Y học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Trong kỳ xét tuyển Đại học năm 2017 vừa qua câu chuyện điểm cộng ưu tiên đang khiến nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh lo lắng, nhiều thí sinh đạt điểm 10 ba môn nhưng chỉ vì ở khu vực Thành Phố không được cộng điểm ưu tiên nên trượt Đại học ngược lại những thí sinh ở vùng khó khăn thì lại được cộng điểm ưu tiên có vùng cộng 1 điểm hoặc 3,5 điểm tùy từng vùng thì lại đậu Đại học gây nghịch lý và tranh cãi khá nhiều.

Nghịch lý kẻ khóc người chỉ vì điểm ưu tiên

Điểm cộng ưu tiên quyết định con đường vào đại học

Nhiều trường công bố điểm chuẩn trên 30 điểm

Chính sách cộng điểm ưu tiên đã được triển khai từ rất lâu, đây là chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tri ân những gia đình có công với nước tạo điều kiện cho các thí sinh ở khu vực nông thôn và có hoàn cảnh khó khăn học tập tốt hơn. Tuy nhiên trong năm 2017 này thì điểm cộng ưu tiên lại gây ra không ít bất công cho nhiều thí sinh khi xét tuyển Đại học.

Trường Đại học FPT – TS Lê Trường Tùng (Chủ tịch hội đồng Quản trị) cho biết: Nguyên tắc điểm tối đa là 30, nhưng có rất nhiều trường lấy 30,25 hoặc 30,5 tạo nên điểm bất hợp lý trong công tác điểm chuẩn xảy ra tình trạng thí sinh đạt điểm tối đa nhưng trượt đại học. Theo thống kê, trong số 860.000 thí sinh dự thi THPT quốc gia, 13 em đạt điểm 30 (khối A: 3, khối B: 10, các khối khác không có). Các thí sinh đạt số điểm cao hơn 30 là do cộng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng. Điều này tạo nên bức tranh… “tương đối buồn cười”

Điểm ưu tiên liệu có công bằng cho thí sinh khu vực 3

Có 3 nhóm thí sinh được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển  ĐH, CĐ gồm: Nhóm ưu tiên theo đối tượng, nhóm ưu tiên theo khu vực và nhóm các thí sinh được xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ nhưng không dùng quyền này mà dự thi và xét tuyển như các thí sinh khác và những thí sinh ở Khu vực 3 tức là những người ở Thành Phố sẽ không được cộng điểm ưu tiên.

Ví dụ: Xuất phát từ câu chuyện của 2 thí sinh khu vực 3 (Thành Phố) đăng ký xét tuyển vào ngành Dược với số điểm thi là 29,25 và 29,35 nhưng vẫn trượt 2 trường y khoa lớn nhất của cả nước, vì thua ở tiêu chí phụ và không được cộng điểm ưu tiên. Mất công bằng cho một số thí sinh cho nên Đảng và Nhà nước phải đưa ra cách thức thực hiện chính sách như thế nào cho hợp lý mà vẫn đảm bảo tính chất công bằng trong giáo dục.

Đổi mới cách thức cộng điểm ưu tiên khu vực

Thầy Đặng Nam Anh – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Hàng năm có rất nhiều thí sinh xét tuyển vào các khối ngành như: Cao đẳng Dược, Cao đẳng xét nghiệm Y học đa số là những thí sinh được cộng thêm điểm ưu tiên, và những thí sinh ở Khu vực 3 muốn được xét tuyển vào ngành hot của trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói riêng – Các trường Đại học Cao đẳng nói chung thì chỉ có cách giành các giải học sinh giỏi quốc gia, huy chương quốc tế để nhận được suất tuyển thẳng.

Dù cho rằng cần và nên duy trì việc cộng điểm ưu tiên nhưng điểm cộng xuất phát từ mục đích khuyến học giúp cho thí sinh vươn lên trong học tập chứ không phải phụ thuộc vào điểm ưu tiên quá nhiều và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, các dân tộc, mục đích như thế là tốt, nhưng năm 2017 lại bất hợp lý chính vì thế cần đến lúc Bộ GDĐT phải có những điều chỉnh chính sách cộng điểm ưu tiên khu vực cho phù hợp, để tránh lặp lại câu chuyện thí sinh điểm cao ngậm ngùi nhìn thí sinh điểm thấp hơn vào Đại Học và Bộ GD%ĐT nên giảm số điểm cộng ưu tiên để tạo sự công bằng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn