Điều trị bệnh tiểu đường type 1 không dùng thuốc như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tiểu đường type 1 là bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào sản xuất insulin của tuyến tụy, từ đó khiến đường máu tăng cao.

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 không dùng thuốc như thế nào?

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 không dùng thuốc như thế nào?

Có những loại thuốc nào được áp dụng điều trị bệnh tiểu đường type 1?

Thuốc tiêm insulin:

Insulin sẽ bị phá hủy bởi dịch vị của dạ dày nếu sử dụng theo đường uống, do vậy phương pháp cổ điển là tiêm insulin dưới da. Gần đây, hãng dược phẩm Pfizer đã sản phẩm thành công chế phẩm insulin dạng hít. Nhưng thực tế việc sử dụng dạng bào chế này đang gây ra rất nhiều tranh cãi và tại Việt Nam vẫn chưa được áp dụng.

Dựa vào nồng độ đường huyết, cân nặng của người bệnh mà loại, liều lượng, số lần tiêm insulin trong ngày sẽ khác nhau. Dưới đây là một số dạng insulin thông dụng:

  • Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting insulin) có tác dụng ngay sau khi tiêm 5 phút, kéo dài trong 4h.
  • Insulin tác dụng dài hạn (Long-acting insulin) có tác dụng trong vòng 24h sau tiêm
  • Những insulin tác dụng trung bình (Intermediate opptions) có tác dụng sau 30-60 phút và duy trì hiệu quả trong 12h sau tiêm

Một số thuốc khác:

Người bệnh tiểu đường type 1 có thể cần phối hợp thêm một số thuốc sau để ngăn ngừa biến chứng:

  • Pramlintide (Symlin): thuốc được tiêm trước bữa ăn, làm chậm sự di chuyển của thức ăn xuống dạ dày, từ đó giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc ức chế men chuyển ACE thường được sử dụng cho người bệnh tiểu đường có huyết áp cao hơn 140/80 mm Hg
  • Aspirin: giúp ngăn ngừa huyết khối (cục máu đông) ở những người bệnh có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng tim mạch
  • Thuốc hạ cholesterol máu: sử dụng thuốc hạ cholesterol máu, chẳng hạn như statin trong trường hợp người bệnh có rối loạn mỡ máu.

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 không dùng thuốc?

Chuyên gia sức khỏe – Giảng viên Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, ngoài thuốc, người bệnh cần kết hợp với nhiều giải pháp, chẳng hạn như chế độ ăn và tập luyện khoa học. Mục tiêu trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 1 là kiểm soát đường huyết trong giới hạn cho phép và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Tổ chức y tế WHO khuyến cáo, đường huyết của người bệnh tiểu đường trước bữa ăn nên ở khoảng 70-130 mg/dl (3.9-7.2mmol/l) và sau khi ăn 2 giờ thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l)..

  • Kiểm soát đường huyết:

Dù sử dụng loại insulin nào, mức độ đường huyết vẫn cần được theo dõi chặt chẽ, ít nhất 4 lần/ngày hoặc thường xuyên hơn. Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến cáo, bạn nên kiểm tra đường huyết vào trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2h, trước khi tập thể dục và bất cứ thời điểm nào trong ngày bạn nghi ngờ có mức đường huyết quá cao hoặc quá thấp.

Thiết bị theo dõi đường huyết liên tục (CGM) được khuyến khích sử dụng vì rất hữu ích, tiện lợi trong việc phòng ngừa hạ đường huyết. Mức độ chính xác của phương pháp này vẫn chưa cao bằng kiểm tra lượng đường huyết theo tiêu chuẩn, do đó nó chỉ được xem là công cụ bổ sung giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.

  • Chế độ ăn:

Trái với suy nghĩ của rất nhiều người, không có một chế độ ăn chung cho tất cả người bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm: trái cây, rau, các loại ngũ cốc… Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn nên hạn chế các sản phẩm từ đông vật và carbonhydrat tinh chế (bánh mì trắng, bánh kẹo).

  • Hoạt động thể chất:

Tập thể dục thường xuyên như aerobic, đạp xe, bơi lội, đi bộ nhanh… được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường type 1. Bởi những hoạt động này sẽ góp phần vào việc giảm đường huyết, tăng sức bền cho tim nên ngăn ngừa được biến chứng tim mạch.

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 không dùng thuốc với những phương pháp đơn giản

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 không dùng thuốc với những phương pháp đơn giản

Điều trị bệnh tiểu đường type 1 trong các tình huống cấp tính?

  • Hạ đường huyết:

Bạn nên bổ sung ngay khoảng 15 – 20 gam carbohydrate tác dụng nhanh như nước ép trái cây, kem, kẹo cứng… Sau 15 phút, kiểm tra lại đường huyết, nếu vẫn thấp hãy sử dụng thêm 1 khẩu phần tương tự và kiểm tra lại sau 15 phút. Nếu đường huyết vẫn có xu hướng không tăng, bạn nên nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện để được cấp cứu.

  • Tăng đường huyết

Nếu lượng đường trong máu trên 240 mg/dl (13.3mmol/l), bạn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm toan ceton. Do khi đó tế bào bị thiếu năng lượng, cơ thể sẽ phân hủy chất béo, tạo ra một acid độc gọi là keton, khi đó bạn có thể có thêm các biểu hiện như: buồn nôn và nôn, đau bụng, hơi thở có mùi trái cây lên men… Khi có các triệu chứng kể trên, bạn nên uống nhiều nước để tăng đào thải keton ra ngoài qua đường tiểu, đồng thời nhập viện cấp cứu sớm để có hướng xử trí phù hợp.

Người bệnh đang điều trị tiểu đường type 1 cần lưu ý điều gì?

  • Lái xe: Hãy kiểm tra đường huyết trước khi lái xe, nếu đường huyết dưới 70 mg/dl hãy ăn nhẹ và chờ 15 phút trước khi lái xe.
  • Làm việc: Việc mắc tiểu đường có thể hạn chế một số công việc đối với người bệnh. Những công việc như lái xe, vận hành mày móc nặng là những công việc mà bạn không nên nhận, bởi có thể khiến đường huyết xuống thấp bất cứ lúc nào.
  • Mang thai: Phụ nữ mắc tiểu đường type 1 được khuyến cáo rằng không nên mang thai vì những biến chứng thai kỳ với mẹ hoặc dị tật bẩm sinh của thai nhi có khả năng xảy ra cao hơn.

Nguồn: Bệnh học