Nguyên nhân bệnh đau mỏi gối và cách phòng tránh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau mỏi gối là một bệnh thường gặp, gây cảm giác đau đớn và khó chịu. Do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.

Nguyên nhân gây đau mỏi gối

Nguyên nhân gây đau mỏi gối

Những nguyên nhân gây ra chứng đau mỏi đầu gối

Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy có nhiều nguyên nhân đau mỏi gối nhưng cần phải kể đến một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp sau:

  • Bệnh thoái hóa khớp gối: do tuổi già các khớp bị lão hóa, thoái hóa do những ảnh hưởng từ quá trình lặp lại những tư thế, vận động quá sức với đầu gối, hoặc thậm chí là sự lười vận động cũng có thể gây nên. Bệnh sẽ gây nhiều loại bệnh xung quanh vùng khớp gối này, và chứng đau mỏi gối sẽ tái phát, duy trì kéo dài.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh gây sưng đau tại đầu gối, nhức mỏi cả hai bên và hạn chế vận động khớp gối. Bệnh nguy hiểm, có khả năng phát triển thành bệnh dính khớp đầu gối, cương cứng mọi vận động.
  • Nhiễm lạnh: nguyên nhân gây đau mỏi gối cũng thường gây ảnh hưởng đến mạch máu, dây thần kinh gây tổn thương, tắc nghẽn.
  • Béo phì: Trọng lượng thân thể vượt quá sức chịu đựng của cơ khớp nói chung, lúc này không chỉ có khớp đầu gối, mà mọi vị trí khớp trên cơ thể cùng với cột sống đều phải gánh chịu một áp lực lớn, và nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp khác nhau, trong đó mỏi gối chỉ là một trong những biểu hiện nhỏ để nhận biết.
  • Đối với riêng phụ nữ, khi lượng estrogen trong cơ thể mất cân đối(do kinh nguyệt, mãn kinh, mang thai…) thì chứng đau mỏi gối cũng hay xảy ra gây ảnh hưởng đến nhiều vận động trong ngày của họ.

Tìm hiểu triệu chứng đau mỏi gối

Các triệu chứng đau mỏi gối khi mới chớm bệnh là hiện tượng sưng, nóng đỏ sẽ xuất hiện, chứng mỏi gối sẽ khiến người bệnh khó chịu. Tuy nhiên khi kiểm tra để xác định nguyên nhân bệnh không hề dễ dàng.

Các triệu chứng đau mỏi gối thường gặp

Các triệu chứng đau mỏi gối thường gặp

  • Những cơn nhức mỏi gối sẽ có cơ chế xuất hiện nhiều, thường là vào ban đêm, khi vận động và khi thời tiết thay đổi.
  • Nhức mỏi ê buốt thường xuyên gây nên chứng buồn bực, “cuồng chân” và khó chịu đến tâm lý người bệnh.

Theo giảng viên dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược những người dễ mắc bệnh nhất là phụ nữ, người già, giới văn phòng, người thường xuyên hoạt động đầu gối (vận động viên). Nhưng nhìn chung bệnh không hề tránh ai, tất cả mọi người đều có nguy cơ gặp phải hiện tượng mỏi đầu gối phổ biến này.

Điều trị chứng đau mỏi gối hiệu quả

Mỏi gối đôi là hiện tượng thường thấy, tự khỏi sau một thời gian, nhưng vẫn có nhiều trường hợp không điều trị đau mỏi gối sớm và đúng phương pháp sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Những biện pháp giúp giảm đau mỏi gối hiệu quả

  • Chườm nóng/chườm lạnh tùy trường hợp nguyên nhân bệnh. Một số bệnh liên quan đến dây chằng, cơ gân không được chườm nóng.
  • Tạm ngưng hoặc cố định đầu gối để ổn định các bộ phận tổn thương.
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt là các chất tốt cho hệ xương khớp.
  • Vật lý trị liệu với các hình thức vận động nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống phù nề, kháng viêm nhưng theo đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ và không được lạm dụng (thuốc có thể gây hại cho gan, dạ dày).
  • Có thể chuyển sang sử dụng thuốc Đông y để đảm bảo mức độ an toàn cho cơ thể, đồng thời tăng tính tích cực trong điều trị bệnh nói chung thay vì điều trị triệu chứng như theo Tây y.
  • Tiến hành thăm khám tại chuyên khoa xương khớp các bệnh viện lớn hoặc phòng khám uy tín để xác định chắc chắn nguyên nhân, có liệu trình điều trị phù hợp, tích cực. Trường hợp nặng nhất bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.

Một số chú ý để phòng tránh đau vai gối

Qua những tiết nghiên cứu thực hành của sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội đã đưa ra một vài lời khuyên cho bệnh nhân mắc đau mỏi gối để phòng bệnh hiệu quả như

  • Hạn chế tối đa việc vận động quá sức đối với đầu gối.
  • Thể dục vừa sức, lưu ý khởi động trước các động tác thể dục.
  • Luôn giữ ấm cơ thể vào buổi tối và mùa đông.
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì.
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các loại bệnh, điều trị kịp thời.

Nguồn: benhhoc.edu.vn