Phát Hiện Sớm Nguy Cơ Nhồi Máu Cơ Tim

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim âý sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội.

nhoi-mau-co-tim

Nhồi  máu cơ tim – Căn bệnh nguy hiểm hơn cả ung thư

Đồng thời tim là nơi co bóp để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan khác, do đó khi không còn cung cấp máu sẽ tạo ra mất ổn điện học và tim không duy trì nhịp co bóp đều đặn và gây loạn nhịp trong những giờ đầu thường là rung thất và ngưng tim sau đó người bệnh sẽ tử vong. Một số bệnh nhân nếu may mắn thoát chết thường phải đối mặt với bệnh vẫn còn tiến triển hoặc biến chứng suy tim …

Việc ghi nhận sớm triệu chứng cũng như chẩn đoán sớm là việc rất quan trọng để có thể cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Những dấu hiệu nào cần nghi ngờ nhồi máu cơ tim?

Biểu hiện thường gặp là đau ngực trái dữ dội, kéo dài hơn 15-30 phút. Đau có khi kèm vả mồ hôi và khó thở, mệt nhiều, không dám vận động nặng vì gia tăng cơn đau.Đau có thể lan ra cánh tay cẳng tay trái đến ngón út và áp út bàn tay trái, hoặc có thể lan sau lưng hoặc hàm dưới trái. Ở những người đã có tiền sử bệnh thiếu máu cơ tim, đau ngực dữ dội không giảm sau khi sử dụng nitroglycerine hoặc isosrbide dinitrate (Risordane) ngậm dưới lưởi, cần tham vấn bác sĩ ngay. Đối với những người trên 40 tuổi,có tiểu đường, tăng lipid máu, hút thuốc lá, béo phì mà trước đây chưa được chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim(thiểu năng vành) khi triệu chứng đau vẫn tiếp tục cần đến các cơ sở y tế ngay để bác sĩ giúp tìm nguyên nhân đau ngực có phải do nhồi máu cơ tim hay không. Trong quá trình di chuyển đến cơ sở y tế cần di chuyển bằng các phương tiện an toàn (xe cấp cứu hoặc tắc-xi), tránh vận động gắng sức trong quá trình di chuyển.

Một số người bị nhồi máu cơ tim có thể chỉ biểu hiện bằng khó thở nhẹ hay mệt khi vận động mà không đau ngực. Do đó có thể nhồi máu cơ tim sẽ bị bỏ sót. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn có thể gặp những trường hợp chỉ than mệt trước đó vài giờ sau đó đột nhiên tử vong làm cho gia đình nạn nhân rất hoang mang.

Các xét nghiệm nào cần làm khi nghi ngờ nhồi máu cơ tim ?

Mặc dù khai bệnh là khá quan trọng nhưng quyết định chẩn đoán là các xét nghiệm vì nó khách quan và trung thực hơn trong định bệnh. Bác sĩ của bạn sẽ cho bạn thực hiện các xét nghiệm sau đây khi nghi ngờ bạn có bệnh nhồi máu cơ tim nếu bạn có cơn đau ngực trái nhiều và kéo dài 10-30 phút.

Xét nghiệm đầu tiên cần làm là Điện Tâm Đồ(ECG):

  • Tùy theo hình ảnh sóng ECG mà quyết định xử trí ban đầu:

Nếu đoạn ST chênh lên trên ECG điển hình nhồi máu cơ tim cấp(chỉ gặp 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim), cần sử dụng aspirin và nitroglycerine và các thuốc tiêu sợi huyết ngay(nếu không có chống chỉ định theo phán quyết của bác sĩ) và nhập viện theo dõi ngay.Tại bệnh viện, bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ được theo dõi ECG và thực hiện xét nghiệm máu (men tim,glucose máu, creatinine)

Nếu thay đổi ST không đặc trưng ( ST chênh xuống, hoặc gần bình thường) cần theo dõi tiếp tục, có thể xử trí ban đầu với nitroglycerine và aspirin khi nghi ngờ có bệnh thiếu máu cơ tim cấp.Cần xác minh hoặc loạïi trừ nhồi máu cơ tim bằng xét nghiệm tìm hoại tử cơ tim.

  • Xét nghiệm máu tìm tổn thương cơ tim:

Khi cơ tim bị hoại tử do nhồi máu, một số thành phần cơ tim được giải phóng ra và sẽđi vào máu do đó người ta sẽ xét nghiệm máu để tìm những thành phần này.

Nếu đau ngực xãy ra < 6 giờ thì nên chọn xét nghiệm Myoglobine,CB-MB và có thể xét nghiệm lại sau 6-8 giờ.

Nếu đau ngực xãy ra > 6 giờ nên làm xét nghiệm CK-MB và Troponin I hoặc T.

Ở các cơ sở y tế chưa được trang bị các xét nghiệm trên thường sử dụng SGOT & SGPT , LDH để tham khảo mặc dù độ chính xác không bằng nhưng cũng là dấu hiệu gợi ý. Hầu như các nước tiên tiến đã từ bỏ xét nghiệm SGOT &SGPT trong qui trình chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.

Khi xét nghiệm cho thấy trị số tăng cao thì có thể chẩn đoán nhồi máu cơ tim và bác sĩ sẽ điều chỉnh điều trị trước đó theo hướng tích cực hơn

Các xét nghiệm khác: Chỉ xem xét sau khi đã có chẩn đoán rõ ràng hoặc nhằm loại trừ bệnh lý khác mà không nghĩ đến nhồi máu cơ tim.

Chụp X-quang tim phổi: Để đánh giá thêm tình trạng phổi như có tràn khí -tràn dịch màng phổi hay không, cũng như xem xét bóng tim có lớn không.

Siêu âm tim: nhằm xem xét có tổn thương cấu trúc (phình vách tim, tràn dịch màng tim) và xem xét chức năng co bóp tim có tốt hay không.

Bạn cần làm gì khi có cơn đau ngực kéo dài ?

cach-phat-hien-som-nhoi-mau-co-tim

Những việc cần làm khi cơn đau ngực kéo dài

Khi cơn đau ngực như mô tả xãy ra bạn cần lưu ý như sau:

Ngưng ngay hoạt động và công việc đang làm ví dụ đang lái xe nên tấp xe vào lề, báo ngay thân nhân (bằng điện thoại), có thể nằm nghỉ, sử dụng thuốc nitroglycerine ngậm dưới lưỡi nếu bạn đã được bác sĩ của bạn chẩn đoán bệnh mạch vành trước đây .

Nếu sau 10-30 phút tình trạng đau ngực không đỡ, đặc biệt khi đã sử dụng nitroglycerine ngậm dưới lưởi. Cần được đưa đi nhập viện nagy bằng phương tiện an toàn và nhanh nhất.

Những xử trí nào được thực hiện tại bệnh viện?

Tại bệnh viện khi bạn than phiền đau ngực trái nhiều kèm vả mồ hôi, sau khi bác sĩ đo huyết áp và thăm khám cho bạn, các xét nghiệm cần thiết sẽ thực hiện khẩn trương .ECG là xét nghiệm quyết định ban đầu bạn có bị nhồi máu cơ tim hay không để có thể điều trị sớm với thuốc tiêu sợi huyết. Nếu chẩn đoán được xác minh là có nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ được chăm sóc chặt chẽ hơn tại giường.

  • Được theo dõi ECG liên tục tại giường, đo huyết áp thường xuyên
  • Thiết lập đường truyền tỉnh mạch .
  • Thở oxy
  • Sử dụng thuốc dãn mạch vành(Nitroglycerin, Risordane), thuốc ổn định tim (thuốc ức chế bêta(metoprolol, atenolol…).Xem xét thuốc làm tan cục máu đông trong mạch vành(streptokinase, alteplase,,rPA..) và thuốc aspirin…
  • Nếu đau nhiều cần phải sử dụng thuốc giảm đau mạnh: Morphin tiêm tỉnh mạch để giảm đau. Với sử dụng ngắn hạn có kiểm soát theo chỉ dân bác sĩ người bệnh sẽ không lo bị nghiện.
  • Ơû một số nước tiên tiến, khi cần thiết và nguy cấp do tắc động mạch vành người ta có thể nong động mạch vành ngay để máu trong mạch vành có thể lưu thông trở lại.

Một số lưu ý đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Trước khi xuất viện vì nhồi máu cơ tim , người bị nhồi máu cơ tim sẽ kiểm tra tim mạch trước khi xuất viện như xét nghiệm men tim, thực hiện nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức mà qua đó bác sĩ sẽ khuyên người bệnh được phép gắng sức đến mức nào trong sinh hoạt hằng ngày.

phong-ngua-dot-tu-sau-nhoi-mau-co-tim

Người bị nhồi máu cơ tim phải vận động vừa phải

Người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, vận động thể lực thường xuyên với mức độ cho phép,cách dùng thuốc và thời gian tái khám.

Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xãy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục( huyết áp cao, tiểu đường, tăng mỡ trong máu…)