Tìm hiểu bệnh viêm bao hoạt dịch và phương pháp điều trị là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm bao hoạt dịch cũng là một bệnh lý xương khớp thường gặp, đặc biệt là những vận động viên thể thao hay những người làm việc tay chân nhiều.

Tìm hiểu bệnh viêm bao hoạt dịch và phương pháp điều trị là gì?

Tìm hiểu bệnh viêm bao hoạt dịch và phương pháp điều trị là gì?

Viêm bao hoạt dịch là bệnh gì?

Theo giảng viên Nguyễn Thị Hồng giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Viêm bao hoạt dịch là sự viêm (sưng, đỏ) của một túi chứa dịch lỏng hay còn gọi là bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch thường nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân. Bao hoạt dịch có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp, gân, da, từ đó giúp cho ta cử động dễ dàng hơn.

Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải cử động thường xuyên. Bệnh có xu hướng tái phát sau khi điều trị, trừ khi nguyên nhân gây ra được ngăn chặn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm bao hoạt dịch là gì?

Triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khá đơn giản và dễ nhận biết. Chúng bao gồm:

  • Cảm thấy đau nhức hoặc cứng khớp;
  • Sưng và tấy đỏ;
  • Cơn đau thường năng hơn khi bạn di chuyển hoặc ấn vào.

Nguyên nhân gây ra viêm bao hoạt dịch là gì?

Sử dụng quá mức và chấn thương trực tiếp ở các khớp xương là những nguyên nhân thông thường dẫn đến viêm bao hoạt dịch. Các chấn thương ở khớp xương có thể xảy ra khi bạn chơi thể thao, khi nâng nhấc vật nặng, hoặc các công việc phải hoạt động tay chân nhiều (như cọ rửa sàn… ). Ngoài ra, các bệnh lý như thấp khớp, bệnh gút, bệnh tuyến giáp và tiểu đường cũng có thể gây ra viêm bao hoạt dịch.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch?

Những yếu tố sau đây có thể làm bạn dễ bị viêm bao hoạt dịch hơn:

  • Tuổi tác: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
  • Nghề nghiệp và sở thích: nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch sẽ tăng lên nếu nghề nghiệp hoặc sở thích đòi hỏi những động tác lặp lại đơn điệu và tạo áp lực lên một vào bao hoạt dịch nhất định. Ví dụ: họa sĩ, thợ làm vườn, nhạc công…
  • Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch.

Những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh viêm bao hoạt dịch

Những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh viêm bao hoạt dịch

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm bao hoạt dịch?

Một số biện pháp chữa trị viêm bao hoạt dịch thông thường bao gồm:

  • Nghỉ ngơi, dừng các hoạt động trong ít nhất 2 tuần. Cố định bằng một thanh nẹp hoặc băng bột trong 7-10 ngày.
  • Đặt đá trên khu vực đau để giảm sưng và giảm đau.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm như aspirin, ibuprofen, naproxen có thể hiệu quả đối với viêm bao hoạt dịch nhẹ và vừa.
  • Nếu viêm bao hoạt dịch do nhiễm trùng gây ra, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh cho bạn.
  • Chọc hút, hay rút bớt dịch trong bao hoạt dịch, có thể giúp giảm đau tạm thời và giúp bác sĩ xét nghiệm dịch nhằm kiểm tra bạn có bị nhiễm trùng hoặc bệnh gút không. Tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái phát, hơn nữa chọc hút quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và đứt gân.

Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm sau 6-12 tuần điều trị. Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở để chữa lành các tổn thương và làm giảm áp lực lên túi hoạt dịch.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm bao hoạt dịch?

Các bác sĩ chẩn đoán Viêm bao hoạt dịch trên cơ sở bệnh sử và khám lâm sàn. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số phương pháp chẩn đoán sau:

  • Chụp X-quang để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng đau, như gãy xương…
  • Siêu âm hoặc chụp MRI có thể được chỉ định nếu viêm bao hoạt dịch không thể được chẩn đoán qua khám lâm sàn.
  • Xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm chất dịch lấy từ nơi bị viêm để tìm nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm bao hoạt dịch?

  • Nghỉ ngơi và không cử động vùng bị viêm để tăng tốc độ phục hồi.
  • Chườm đá để giảm sưng.
  • Nếu bạn bị viêm bao hoạt dịch ở đầu gối, hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân khi nằm nghiêng một bên để giảm áp lực lên đầu gối.
  • Nếu bạn bị viêm bao hoạt dịch ở khuỷu tay, hãy tránh đè lên tay khi nằm nghiêng.
  • Mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao đối kháng.
  • Tránh các hoạt động lặp đi lặp lại.

Nguồn: Bệnh học