Những biện pháp nào để có thể tránh khỏi loãng xương?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Loãng xương là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và gây nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Do đó, rất nhiều người quan tâm đến việc phải làm gì để khỏi loãng xương.

Những biện pháp nào để có thể tránh khỏi loãng xương?
Những biện pháp nào để có thể tránh khỏi loãng xương?

Bệnh loãng xương có thể kể đến những biến chứng nào ?

Theo chuyên gia sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay:, loãng xương là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Trên thực tế, có tới 60% số người trên 60 tuổi bị loãng xương và gặp phải các vấn đề về xương khớp.

Lý do lớn nhất khiến ngày càng nhiều người quan tâm đến việc phải làm gì để khỏi loãng xương chính là bởi những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra. Thời gian đầu, bệnh không gây ảnh hưởng gì cho người bệnh, nếu có cũng chỉ là các cơn đau thoáng qua nên bệnh nhân thường không chú ý tới. Tuy nhiên, nếu bệnh loãng xương kéo dài sẽ gây ra hàng loạt biến chứng gồm:

  • Các cơn đau, co cứng cơ ngày càng tăng khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động cũng như công việc hàng ngày.
  • Bệnh loãng xương làm cột sống biến dạng, dẫn tới còng lưng, vẹo cột sống, gù, giảm chiều cao, khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng xấu tới tâm lý và chất lượng cuộc sống.
  • Xương ngày càng mỏng hơn, dễ xẹp, dễ lún và dễ gãy, nhất là ở những vị trí phải chịu áp lực của cơ thể như đầu dưới xương quay, cổ xương đùi, cột sống,…
  • Hậu quả cuối cùng không thể tránh khỏi của bệnh loãng xương là gãy xương. Chỉ một va chạm rất nhẹ hoặc thậm chí chỉ một cơn hắt hơn cũng có thể khiến xương bị gãy.
  • Nhiều bệnh nhân loãng xương vì sợ đau, sợ gãy xương mà chỉ nằm lỳ một chỗ. Tuy nhiên, việc nằm một chỗ lâu ngày lại khiến tình trạng loãng xương ngày càng nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như loét, nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, bội nhiễm đường hô hấp.

Cách điều trị bệnh loãng xương có khó không?

Hiện nay, nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị bệnh loãng xương bằng thuốc Tây y trong khi một số người khác lại tin tưởng phương pháp Đông y hoặc kết hợp cả Đông Tây y để khỏi loãng xương. Trên thực tế, bệnh loãng xương hoàn toàn có thể được cải thiện đáng kể nếu người bệnh biết cách duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, đồng thời kết hợp giữa phương pháp điều trị bằng Tây y và Đông y.

Năm 2019 Nhà trường thông báo tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Vật lý trị liệu
Năm 2019 Nhà trường thông báo tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Vật lý trị liệu

Phải làm gì để khỏi loãng xương?

Bệnh loãng xương gây không ít hậu quả nặng nề dẫn tới giảm tuổi thọ và giảm chất lượng cuộc sống. Khi bị loãng xương, chi phí điều trị rất đắt đỏ trong khi thời gian điều trị lại kéo dài, chưa kể đến việc thuốc điều trị gây nhiều tác dụng phụ.

Chính vì thế, việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm rất có ý nghĩa trong việc phòng bệnh loãng xương và ngăn ngừa sự cố gãy xương. Để phòng tránh bệnh loãng xương, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn: Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, người ở độ tuổi trung niên trung bình cần 1.000mg canxi/ngày. Với nam giới trên 75 tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh, con số này là 1.500mg.
  • Trên thực tế, đa phần mọi người không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Do đó, việc tích cực ăn những thực phẩm giàu canxi là vô cùng quan trọng như sữa và các sản phẩm từ sữa, cá thu, cá mòi, hạt đậu nành, ranh xanh đậm, củ cải đường, cải xoăn, súp lơ xanh,…
  • Bổ sung vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi để xương không bị giòn, yếu. Bạn có thể bổ sung vitamin D qua thực phẩm song lượng vitamin D tự nhiên trong thực phẩm rất ít, trừ một số loại cá biển béo. Thay vào đó, thường xuyên tắm nắng vào sáng sớm là một cách hữu hiệu cung cấp vitamin D cho cơ thể vì dưới làn da con người đã có sẵn tiền vitamin D.
  • Khám sức khoẻ thường xuyên, kiểm tra mật độ xương định kỳ để sớm phát hiện bệnh loãng xương.
  • Không hút thuốc lá: Khoa học đã chứng minh, hút thuốc thường xuyên làm tăng nguy cơ gãy xương hông và xương cột sống lên 2 lần, làm tăng nguy cơ loãng xương gấp 10 lần. Ngoài ra, hút thuốc lá còn khiến vết gãy xương khó phục hồi.
  • Đồng thời, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người dành thời gian thường xuyên vận động ngoài trời, tập thể dục đều đặn với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ để tinh thần sảng khoái và minh mẫn, hệ cơ bắp được dẻo dai và hệ xương khớp được chắc khoẻ.

Nguồn: Bệnh học