Bác sĩ chia sẻ những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh bạch hầu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể, vậy cơ chế chăm sóc bệnh nhân này như thế nào?

Biến chứng bệnh bạch hầu

Theo bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn bệnh bạch hầu là căn bệnh thường gặp và có nguy cơ để lại nhiều biến chứng, theo đó viêm cơ tim là biến chứng hay gặp nhất, nhưng chỉ có khoảng 10% là có triệu chứng rõ ràng. Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm vào những ngày đầu của bệnh, nhưng cũng có thể muộn vào tuần 3 đến tuần 5 của bệnh, thông thường hay gặp ở ngày 6 đến ngày 14 của bệnh.

Viêm đa dây thần kinh biến chứng này xuất hiện sớm từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 2 hoặc muộn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6, biến chứng này chiếm tỷ lệ 10 đến 70% các trường hợp. Bệnh biểu hiện liệt các dây thần kinh: liệt màn hầu, liệt cơ mắt, liệt cơ hoành, liệt chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn… Ngoài ra còn có các biến chứng khác viêm cầu thận hoặc ống thận, bội nhiễm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu

Để có chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt nhất thì các chuyên gia Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo, người bệnh cần phải tuân thủ nguyên tắc điều trị như sau:  Trung hòa độc tố càng sớm càng tốt, dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Chống bội nhiễm và chống tái phát, đồng thời theo dõi, phát hiện và điều trị các biến chứng, tuân thủ chế độ dinh dưỡng phù hợp. Theo đó chế độ chăm sóc cụ thể như sau:

Làm  giảm khó thở cho bệnh nhân cho bệnh nhân nằm đầu cao trong phòng cách ly, thoáng, ấm áp. Khi bệnh nhân có tình trạng tăng tiết đờm dãi, phải lau và hút đờm dãi cho bệnh nhân, làm lưu thông đường hô hấp. Chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng phụ giúp bác sĩ khi có chỉ định mở khí quản. Khi có mở khí quản phải thay rửa Canyn hàng ngày. Sau khi rút  ống phải theo dõi biến chứng hẹp khí quản và chăm sóc chỗ mở khí quản như chăm sóc vết thương. Trẻ quấy khóc phải cho an thần để tránh kích thích, gây nguy hiểm cho tim.

Làm hết tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc và hạ sốt: Vệ sinh mũi họng, răng miệng hàng ngày. Trẻ nhỏ không tự vệ sinh được thì điều dưỡng hoặc người nhà phải vệ sinh răng miệng cho trẻ. Hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn. Thực hiện thuốc kháng sinh theo y lệnh, đủ liều, đúng giờ. Hạ sốt cho trẻ bằng chườm lạnh hoặc thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao. Theo dõi tình trạng hàng giả hàng ngày để kịp thời chăm sóc và thay đổi thuốc.

Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ cho bệnh nhân ăn cháo hoặc súp thịt nạc, cháo khoai tây, cà rốt… để trẻ đỡ vướng họng, nuốt đỡ đau. Nếu trẻ không muốn ăn phải động viên trẻ và thay đổi món ăn theo sở thích của trẻ. Cho trẻ ăn ít một, chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, xen kẽ với đó là uống sữa và nước hoa quả. Nếu trẻ có liệt màn hầu cho bệnh nhân ăn thức ăn sệt, không quá lỏng vì gây sặc, không đặc vì gây nghiện. Không để bệnh nhân ăn kiêng khem quá kỹ vì như vậy dễ làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Bệnh nhân không nuốt được phải cho bệnh nhân ăn qua sonde dạ dày.

Giáo dục sức khỏe trên các trang tin tức Y tế, giải thích cho gia đình bệnh nhân sự nguy hiểm của bệnh, các biến chứng có thể xảy ra để gia đình phối hợp với thầy thuốc trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Hướng dẫn gia đình cách chế biến thức ăn, cách theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm, cách phòng biến chứng. Khi bệnh nhân có biểu hiện suy tim, cần hướng dẫn gia đình lưu ý chế độ nghỉ ngơi của trẻ: Trẻ phải nghỉ tuyệt đối tại giường, ít nhất từ 2 đến 3 tuần, có  thể đến 55 ngày trong phòng riêng, thoáng, sáng, yên tĩnh, hạn chế người vào thăm, khám. Cách ly bệnh nhân ít nhất 21 ngày. Ngoáy họng xét nghiệm 3 lần  âm tính mới cho bệnh nhân ra viện.