Bác sĩ hướng dẫn cách chữa bỏng nhanh nhất không để sẹo

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bỏng là căn bệnh thường gặp khi hàng năm có gần 200.000 người chết vì bỏng nên những kiến thức về cách chữa bỏng nhanh và an toàn là vấn đề mọi người nên biết.

Bị bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bị bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bỏng là vấn đề của da khi gặp nhiệt độ quá cao gây những vết phồng, rộm tổn thương đến các tế bào da. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bỏng như bỏng do hơi nóng, lửa, hóa chất,…sơ ý trong quá trình nấu nướng, bỏng bô xe,…Tùy từng tác nhân gây bỏng mà ta có cách sơ cứu, xử lý vết bỏng khác nhau để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Rất nhiều người do không biết cách xử lý bỏng nên không những không làm cho vết bỏng lành mà còn gia tăng nguy cơ bệnh năng thêm. Một sinh viên trước khi học Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur do sơ ý trong quá trình nấu nướng đã để bình nước nóng đổ vào chân. Do không biết cách xử lý mà bạn sinh viên này đã đổ nước đá trực tiếp nên tay làm cho vết bỏng càng nặng hơn. Khi đã trở thành một bác sĩ, bạn đã hiểu lý do tại sao không nên đổ nước đá khi bị bỏng và cách chữa bỏng nhanh nhất không để sẹo.

Phân biệt cấp độ bỏng

Bệnh bỏng được chia làm 4 cấp độ: Độ I: bỏng nông, chỉ ở phần da, dấu hiệu nhận biết là da đỏ, nóng rát, chỉ vài phút đến vài chục phút da bị phồng lên và mọng nước. Loại bỏng này thường do nước sôi. Trong khi Bỏng độ II: Tức là vết bỏng ăn sâu vào đến tổ chức dưới da. Độ III: Vết bỏng sâu đến phần gân, cơ và độ IV: Vết bỏng vào đến phần xương (thường do lửa, điện). Nhưng để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ người ta lại căn cứ vào diện tích bị bỏng: diện tích càng lớn thì vết bỏng càng nặng.

Với những vết bỏng nhẹ thông thường như ở cấp độ 1, bạn có thể áp dụng những phương pháp chữa bỏng từ dân gian bằng cách dùng lòng trứng gà hoặc vịt.

Chữa bỏng theo kinh nghiệm bằng lòng trắng trứng

Chữa bỏng theo kinh nghiệm bằng lòng trắng trứng

Cách trị bỏng bằng lòng trắng trứng

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị bỏng, bạn lập tức lấy lòng trắng trứng bôi vào vết bỏng từ ngoài vào trong, từ chỗ bị bỏng ít cho đến trung tâm vết bỏng. Khi lòng trứng khô lại, người bệnh, tiếp tục bôi lên trên một lớp nữa và lại hành động trên liên tục trong 2 giờ đầu sau khi bị bỏng; sau đó cứ từ 3-4 giờ lại quết 1 lần. Khi vết phổng rộp đã giảm và không đau nữa, bạn dùng nước sạch để rửa lớp lòng trắng trứng trên vết bỏng, đồng thời lau vết bỏng bằng khăn sạch mềm, sau đó tiếp tục dùng lòng trắng trứng bôi lên vết bỏng giống như lần đầu. Theo kinh nghiệm của nhiều năm trong nghề, các bác sĩ đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bạn nên đến Bệnh viện chuyên khoa bỏng để điều trị tránh tai biến sau này.

Lý giải về tác dụng của lòng trắng trứng trong việc sử dụng trong việc điều trị bỏng, một sinh viên đang theo học Trường đào tạo Cao đẳng Y học Cổ truyền cho biết trong dân gian, lòng trắng trứng là một loại băng ép rất tốt giúp cho da không bị phồng lên, đồng thời cũng là một loại “băng sinh lý” rất lý tưởng có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da, có thể “băng” ở mọi nơi mà các loại băng khác khó hay không thể băng được (như nách, bẹn…). Mặt khác, mặc dù vết bỏng được “băng”, nhưng ta vẫn có thể quan sát được vết thương (vì lòng trắng trứng sẽ tạo thành một lớp màng trong suốt). Trong khi đó trứng gần như nhà nào cũng có nên khi bị bỏng, việc sử dụng lòng trắng trứng là một trong những giải pháp tối ưu hiện nay giúp cho việc cấp cứu kịp thời và giúp nạn nhân cảm thấy dễ chịu. Khi thay “băng”, bạn chỉ cần dùng nước sạch, tưới nhẹ lên vết thương cho lòng trắng trứng trôi đi rồi thấm khô và băng tiếp là được. Phương pháp chữa bỏng bằng lòng trắng trứng là phương pháp chữa bỏng rất an toàn, hiệu quả và ai cũng có thể làm được.

King nghiệm dân gian này theo chia sẻ của một bạn đang học chương trình Y học Cổ truyền Văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chứng kiến nhân viên cứu hỏa sơ cứu cho người bệnh bị bỏng. Ngoài ra để sơ cứu bị bỏng, người ta còn để chỗ bị bỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi áp dụng king nghiệm dân gian bôi lòng trắng trứng lên. Thông thường sau 10 ngày, vết bỏng sẽ trở lại bình thường và không để lại sẹo.

Bệnh học chuyên khoa bỏng là một trong những bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện nay nhưng nếu không biết cách sơ cứu, xử lý đúng cách bạn sẽ khiến vết thương càng trở nên nặng hơn. Chính vì vậy nên mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để không chỉ bảo vệ cho mình mà còn có thể linh hoạt hơn khi đối diện với những người bị bỏng.

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur