Bạn có những bệnh nấm da thường gặp nào không ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nấm da là một bệnh lý ngoài da thường gặp ở nước ta, bệnh gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gây tâm lí thiếu tự tin, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy có những loại nấm da nào?

Bạn có những bệnh nấm da thường gặp nào không ?
Bạn có những bệnh nấm da thường gặp nào không ?

Bệnh nấm da là gì?

Theo các chuyên gia về Bệnh gia liễu được biết: Nấm da là một trong những bệnh lí nhiễm nấm xảy ra ở vùng thượng bì da, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Bệnh nấm da được hình thành như thế nào ? Bệnh nấm da được hình thành do nấm dermatophytes mà nên. Bệnh nấm ngoài da có thể lây nhiễm khi dùng chung vật dụng hoặc quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh. Khi nấm da xuất hiện người bệnh có thể thấy các triệu chứng như: vùng da bị nấm ngứa, đỏ, bong tróc vảy, nứt nẻ, rìa tổn thương có mụn nước, phần trung tâm có xu hướng lành…

Chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội cho biết một số bệnh nấm da thường gặp

Bệnh nấm tóc

Bệnh chủ yếu do piedra hortai gây nên. Người mắc bệnh sẽ thấy trên mỗi sợi tóc có nhiều hạt màu đen bám vào nhưng không thấy có gì khác thường trên da đầu, tóc cũng không bị rụng.

Nếu trường hợp nấm tóc do trichophyton gây nên thì biểu hiện tổn thương trên da đầu là sự xuất hiện nhiều vết tròn nhỏ có kích thước bé khoảng từ 3 – 5mm, trên da đầu có vảy mỏng hoặc ngứa dữ dội ở da đầu.

Nấm bẹn

Nấm bẹn là một trong những bệnh nấm da phổ biến ký sinh trong lớp sừng của da bẹn và đùi trong. Các yếu tố như môi trường nóng ẩm, mặc quần áo chật, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ hoặc dùng thuốc bôi tại chỗ kéo dài được xem là điều kiện thuận lợi để bệnh nấm bẹn phát sinh. Người mắc bệnh nấm bẹn thường có những mảng đám da nổi lên thành các vòng màu hồng đỏ, ngứa ngáy. Các tổn thương thường tạo thành một mảng có bờ viền rõ rệt, bong vảy, phần giữa có xu hướng lành và có mụn nhỏ lấm tấm ở xung quanh bờ viền. Tại khu vực tổn thương có màu sẫm với đường kính một vài centimet, ngứa ngáy thường xuất hiện đối xứng ở cả 2 bẹn.

Bệnh lang ben

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lang ben là do nấm pityrosporum gây nên. Bệnh lang ben thường gồm hai dạng: dạng màu trắng và dạng màu đen. Bệnh ít gây ngứa và thường chỉ ngứa khi ra nắng hoặc ra nhiều mồ hôi. Thường thì người bệnh sẽ có cảm giác như bị kim đâm nhẹ.

Ngoài ra việc vệ sinh da, độ pH và cả độ ẩm của da, sức đề kháng của cơ thể cũng có thể gây ra lang ben. Lang ben là một dạng của 5 bệnh nấm da thường gặp.

Nấm da ở mông

Đây cũng là một bệnh nấm da do vi nấm nông thuộc nhóm Dermatophytes, dễ gặp ở những người ra mồ hôi nhiều, thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt hoặc vệ sinh kém. Khi mắc bệnh nấm da ở mông người bệnh sẽ thấy vùng da mông có những vết, chấm loang lổ, mảng có màu trắng nhạt giống bột phấn hoặc màu hơi hồng, có vảy cám trên bề mặt da, cảm giác ngứa ngáy. Trường hợp nhiễm khuẩn thì vùng da bị nấm có mụn mủ, bị phù nề, tiết dịch, tổn thương trên da có màu thẫm.

Nấm da tay

Bệnh nấm da tay cũng là một dạng bệnh nấm da do vi nấm có tên là dermatophytes gây nên và do nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành búi nấm. Đến lúc các sợi nấm đã già hoặc hết dưỡng chất thì búi nấm sẽ hình thành bao tử.

Nấm da tay có thể lây nhiễm từ người này qua người khác, lây từ động vật hoặc hình thành do vệ sinh tay không sạch sẽ. Biểu hiện đầu tiên khi mắc căn bệnh này là hiện tượng ngứa ngáy khó chịu trên vùng da bị bệnh khiến người bệnh gãi nhiều và tổn thương lan rộng, nhiễm trùng da khiến tay bị sưng, lở loét, có mủ và có mùi khó chịu.

Năm 2019 Nhà trường tuyển sinh VB2 Cao đẳng Điều dưỡng học cuối tuần
Năm 2019 Nhà trường tuyển sinh VB2 Cao đẳng Điều dưỡng học cuối tuần

Con đường lây lan bệnh nấm da như thế nào ?

Nấm da là căn bệnh dễ lây sang người khác và lây ra nhiều vùng trên cơ thể thông qua:

– Bào tử nấm có trong thiên nhiên, chúng bám vào da, khăn mặt, quần áo một cách tình cờ và gây ra 5 bệnh nấm da thường gặp này.

– Tiếp xúc với một số động vật nuôi có vi nấm trên da.

– Sử dụng chung vật dụng với người mắc bệnh nấm da.

Có thể trị bệnh nấm da không ?

Bệnh nấm da thể nhẹ có thể điều trị tại chỗ bằng việc dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống nhằm tiêu diệt vi nấm gây bệnh, kháng khuẩn, chống viêm. Khi bệnh đã nặng hơn và lan ra nhiều vùng da trên cơ thể hoặc có vết loét thì cần dùng thuốc điều trị nấm da toàn thân hoặc kết hợp cùng vật lí trị liệu để đạt được hiệu quả.

Hiện nay, các trung tâm y tế đang áp dụng phương pháp Miễn dịch thẩm thấu đa chiều để loại bỏ các loại nấm da. Bác sĩ sẽ sử dụng các loại máy móc hỗ trợ trị liệu như máy laser vi điểm chiếu tới các vùng da tổn thương nhằm khôi phục lại sức sống cho da; máy xông hơi và máy sục rửa thuốc đông y có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn…

Nhờ sự kết hợp này mà vùng da tổn thương được định vị chính xác, vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt, vùng da thương tổn khôi phục, vùng da bị nấm được cung cấp thêm sức sống. Không những thế, sự kết hợp với thuốc đông y sẽ làm giảm gánh nặng của việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh trong quá trình trị liệu. Thêm vào đó, thành phần của thuốc đông y đều là thảo dược tự nhiên nên không gây kích ứng và không lo bị dị ứng thuốc. Khi có sự hỗ trợ của vật lí trị liệu, tinh chất thảo dược sẽ được thẩm thấu vào da để tái tạo và cung cấp sức sống cho da.

Nguồn: Bệnh học