Bệnh chân tay miệng nguy hiểm như thế nào với trẻ nhỏ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong thời điểm giao mùa (nhất là thời điểm chuyển giao thu đông), trẻ sẽ rất dễ gặp phải các bệnh về chân tay miệng khá nguy hiểm và cho đến nay nó vẫn đang có xu hướng gia tăng.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là một trong những dịch bệnh giao mùa khá phổ biến. Tuy nhiên, theo Dược Sĩ Nam Anh (giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội), nếu không nắm rõ nguyên nhân để có những phương pháp phòng tránh kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chân tay miệng là gì?

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, tác nhân gây bệnh tay chân miệng thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Trong điều kiện hơi ẩm lạnh virus lây lan rất nhanh qua đường miệng, các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành. 

Virut xâm nhập vào cơ thể của trẻ qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó nó phát triển rất nhanh và sẽ gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc. Vì vậy, mẹ phải cần hết sức chú ý đến trẻ để phát hiện sớm nhất, tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, sau khi thấy xuất hiện các biểu hiện của biến chứng mẹ hãy nhanh đưa trẻ đến bệnh viện trong vòng 6 giờ đầu để được cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng

Bệnh tay có biểu hiện chính mà mắt quan sát được là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng của trẻ. Khi quan sát thấy biểu hiện này mẹ quan sát trẻ trong 3- 6 giờ tiếp theo để nhận ra dấu hiệu bệnh nặng hay nhẹ. 

Một số dấu hiệu chân tay miệng thường gặp

Một số dấu hiệu chân tay miệng thường gặp

Dấu hiệu thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…Sau đây Giảng viên Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp mẹ tổng hợp lại các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhanh chóng.

  • Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính nhỏ khoảng vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó to dần  thành bọng nước.
  • Trẻ sẽ thấy ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước to nhỏ khác nhau từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
  • Khi có những dấu hiệu nổi ban trên da bé thường không thấy đau, không ngứa và nhưng nó có thể kéo dài tới 10 ngày.
  • Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng của trẻ sẽ gây loét miệng. Những vết loét này thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ và khiến bé gặp khó khăn khi nhai nuốt thức ăn. Có rất nhiều trường hợp với những dấu hiệu loét miệng cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý với những biểu hiện này, khi có biểu hiện cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác bệnh.

Biện pháp phòng chống bệnh chân tay miệng

Hiện nay mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh chân tay miệng ở trẻ nhưng việc chữa trị các triệu chứng và chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện sớm bệnh. 

  • Cha mẹ nên lưu ý đến trẻ để khi có biểu hiện nhanh chóng đưa trẻ tới trực tiếp các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp, giúp loại bỏ dần các dấu hiệu bệnh chân tay miệng.
  • Cha mẹ nên chăm sóc cho trẻ ngay tại nhà như: cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay, nóng khiến những vết loét miệng của bé trầm trọng hơn.
Cha mẹ nên dạy trẻ cách phòng tránh bệnh Chân tay miệng

Cha mẹ nên dạy trẻ cách phòng tránh bệnh Chân tay miệng

  • Bệnh chân tay miệng ở trẻ thực chất là do virut đường ruột nên không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh thông thường. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chân tay miệng cho con. Theo Điều dưỡng viên Thu Hương (tốt nghiệp Liên Thông Cao đẳng Điều Dưỡng), khi trẻ có biểu hiện tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị nội trú khi dấu hiệu bệnh chân tay miệng nặng.
  • Cha mẹ nên chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hằng ngày giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ mắc bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ được chuyên gia đưa vào danh sách bệnh thường gặp nó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Nguồn: Tin tức bệnh học