Bệnh Mề Đay (Mẩn Ngứa) Có Nguy Hiểm Không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Các chuyên gia bệnh học cho biết bệnh mề đay có thể dẫn đến những biến chứng ở đường hô hấp như: phù thanh quản, suy hô hấp, khó thở… Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

cach-dieu-tri-benh-me-day

Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng rất ngứa, thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với thời tiết, thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác.

Theo thống kê, cứ 100 người thì có từ 15-20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và tập trung độ tuổi từ 20-40.

Những nguyên nhân gây bệnh mề đay

  • Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị “đổ thừa” nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, pho mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi.
  • Các chất phụ gia: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mề đay. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.
  • Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi mề đay. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.
  • Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi – họng.
  • Bên cạnh đó, các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng cũng thường là nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính. Ngoài ra, còn có các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi mề đay.

Các chuyên gia bệnh học cho biết bệnh mề đay có 3 dạng là mề đay thông thường, mề đay cấp tính, mề đay mãn tính.

1. Mề đay thông thường: Khi cơ thể tiếp xúc với một vài yếu tố vật lý như nước lạnh, thay đổi nhiệt độ, cơ thể hay ra mồ hồi, áp lực, ánh nắng mặt trời hoặc nước… cơ thể phản ứng nổi mề đay.

2. Mề đay cấp tính: Khi sử dụng thuốc, nhiễm trùng, côn trùng cắn, hay dị ứng thực phẩm… có thể dễ xuất hiện mề đay. Sau khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ, hoặc vài ngày thì bệnh sẽ khỏi, đây là biểu hiện của mề đay cấp tính. Mề đay cấp tính nếu không được điều trị dứt điểm dễ chuyển sang mãn tính, khi đó trị dứt điểm sẽ khó, và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

3. Mề đay mãn tính: Thời gian nổi mề đay mãn tính thường hàng ngày và kéo dài hơn sáu tuần, đôi khi là hàng năm. Nổi mề đay mãn tính ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm cản trở công việc, nghỉ ngơi…

Đa số mọi người khi bị mề đay, uống thuốc thấy hết ngứa tưởng rằng bệnh đã khỏi, dẫn đến tâm lý chủ quan, không chú trọng đến chữa trị dứt điểm. Sau khi uống thuốc các nốt mẩn ngứa chỉ tạm thời biến mất, nếu xuất hiện trở lại, bệnh sẽ càng nặng hơn, dần dần trở thành mề đay mãn tính.

Bệnh mề đay có thể dẫn đến các biến chứng ở đường hô hấp như: phù thanh quản, suy hô hấp, khó thở…Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Các biến chứng ở tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, táo bón, đi ngoài, trường hợp mề đay nổi trong ruột có thể dẫn đến phù mạch rất nguy hiểm. Do đó tuyệt nhiên không thể xem thường mà nên tìm cách điều trị dứt điểm bệnh mề đay.

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh mề đay

phong-chong-benh-me-day

Với người bị bệnh mề đay do thời tiết cần mặc ấm khi trời lạnh.

– Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh

– Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).

– Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lụa chọn những loại mỹ phẩn thích hợp với loại da của mình.

– Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.

– Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.

– Sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM