Bệnh viêm mũi dị ứng – nguyên nhân và phương pháp chữa trị

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh rất phổ biến ở người cao tuổi nước ta, và đây là một bệnh gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì ?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Bệnh viêm múi dị ứng là một bệnh học chuyên khoa, khi đó cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Nguyên gây ra bệnh viêm mũi dị ứng

Phản ứng giữa các kháng nguyên và kháng thể sẽ sinh ra các dị nguyên gây xung đột với kháng thể. Sau đây là một số nguyên nhân do môi trường hằng ngày dẫn tới bệnh viêm mũi dị ứng.

  • Bụi nhà, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc, côn trùng, khói thuốc lá, thuốc lào, các loại hóa chất, các loại mỹ phẩm, các loại sơn, vôi, ve…
  • Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua…
  • Các thuốc trong điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh…
  • Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mưa bão… là yếu tố gây viêm mũi dị ứng
  • Các nhân tố khác như độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mạn tính (lò viêm) ở xoang mũi, amiđan, răng, lợi miệng…

Ngoài ra, còn một số yếu tố cũng thể dẫn tới mắc bệnh như sau:

  • Trong gia đình có người bị hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.
  • Tiểu sử gia đình có người hay bị dị ứng, nếu các bà mẹ bị dị ứng thì còn cái có thể bị dị ứng theo (tới 65%)
  • Một nghiên cứu và tin tức y tế mới nhất thì dị ứng thường xuất hiện trên những bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chuyển hóa, rối loạn của gan, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, tâm thần hoặc một số sản phẩm công nghiệp (sợi tổng hợp, khí ga, mỹ phẩm).

Biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng

Dưới đây là một số biểu hiện thường bắt gặp  của viêm mũi dị ứng.

  • Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)
  • Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai
  • Đau họng và khạc đàm kéo dài
  • Ho khan
  • Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài
  • Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy
  • Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung
  • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

Phương pháp chữa trị viêm mũi dị ứng

Bản chất của viêm mũi dị ứng  chính là do cơ địa đẽ mẫn cảm  với các yếu tố môi trường xung quanh nên bệnh thường khó chữa dứt điểm, mà lại rất dễ tái phát. Hiện nay, có những biện pháp chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng chủ yếu sau:

Chữa viêm mũi dị ứng bằng thảo dược

Đây là một phương pháp chữa trị đã có từ rất lâu trong nền y học Việt Nam. Với phương pháp này, người ta thường dùng nụ hoa kinh giới để chữa trị.

Chữa trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp thảo dược

Chữa trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp thảo dược

Đã có rất nhiều bệnh nhân đã trị khỏi căn bệnh này bằng phương pháp này. Tuy nhiên, những người đã lành cũng nên điều trị theo đúng lộ trình và sử dụng những biện pháp phòng tránh khác để phòng tránh viêm mũi dị ứng tái phát trở lại.

Sử dụng thuốc chữa trị viêm mũi dị ứng

Trên thị thường thuốc tân dược hiện nay, có rất nhiều loại thuốc xịt mũi có tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng rất tốt. Tuy nhiên, bạn cũng đừng có lạm dụng, nó sẽ gây ra hiện tượng phản ứng, lờn thuốc hay nghiện thuốc.

Tham khảo mẹo điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà

Cách 1 : Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi, ấn đẩy lên đẩy xuống 2 huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi), làm cho 2 lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra, đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít bên đó, thở ra đường miệng. Nếu 2 lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón cái cùng bên cầm đầu chóp mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi (tî chẩn) phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5-7 lần. Mỗi ngày làm từ 3-7 lần.

Cách 2 : Bệnh nhân cũng có thể sử dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt bằng cách dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt: lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa gốc ngón chân 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.

Xác định huyệt dũng tuyền để chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng

Xác định huyệt dũng tuyền để chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng

Trên đây là nững thông tin rất hữu ích cho những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Mong rang sau bài viết này, mọi người sẽ có những thông tin đúng đắn, các mẹo chữa trị căn bệnh này

Nguồn: benhhoc.edu.vn