Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiều yếu tố gây ra như: vi khuẩn, do dùng thuốc kháng sinh, giảm đau lâu ngày, stress… Bệnh gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, ợ nóng… Để giảm bớt những triệu chứng bạn hãy nghe những lời khuyên sau của các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
- Cảnh Báo Những Nguy Hiểm Từ Viêm Loét Dạ Dày
- Những Triệu Chứng Cơ Bản Của Viêm Loét Dạ Dày
- Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
Nên massage bụng trước khi ngủ là điều nên làm trước khi ngủ.
Người bệnh gặp nhiều phiền toái với căn bệnh này do vậy khi bị viêm loét dạ dày bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và tạo thói quen tốt trong sinh hoạt để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh.
Những điều nên làm khi bị viêm loét dạ dày
- Massage bụng trước khi ngủ
Massage bụng ngược chiều kim đồng hồ giúp bạn giảm các triệu chứng đau dạ dày. Massage bụng kích thích tiêu hóa, giúp dạ dày làm việc hiệu quả hơn và massage cũng giúp duy trì trạng thái ổn định của dạ dày. Với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, trước khi ngủ, nên xoa tay quanh rốn ngược chiều kim đồng hồ, sau đó xoa xuống bụng dưới. Làm liên tục như vậy sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
- Uống nước ấm
Như các bạn đã biết, nước rất tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thì nên uống nước ấm ở nhiệt độ 30-32 độ C. Nước ấm có tác dụng tốt tới việc ổn định mạch máu, tăng khả năng phòng vệ cho dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nước ấm hỗ trợ tiêu hóa, giảm gánh nặng dạ dày, nhờ nước ấm mà các triệu chứng viêm dạ dày giảm đáng kể.
- Ăn thức ăn mềm và nên chia nhỏ làm nhiều bữa
Bệnh nhân bị viêm dạ dày nên ăn thức ăn mềm sẽ giúp giảm thiểu co bóp dạ dày vì dạ dày sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn. Khi bị viêm dạ dày, nếu ăn các thức ăn cứng sẽ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, nhiều để nghiền nát thức ăn, do đó, triệu chứng viêm loét dạ dày càng tăng.
Ngoài ra, nên chia nhỏ lượng thức ăn ra thành nhiều bữa một ngày, có thể từ 5-6 bữa trở lên để tránh cho dạ dày phải căng mình lên làm việc một lúc. Không nên nhịn đói cũng không ăn quá no. Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2-3 tiếng.
Những điều nên tránh khi bị viêm loét dạ dày.
Chuyên gia bệnh học khuyên bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tránh các thực phẩm, đồ uống có cồn.
- Tránh thực phẩm chứa cồn, cafein
Chất cồn, caffeine làm tăng lượng acid dạ dày nhanh chóng, từ đó kích thích các niêm mạc dạ dày khiến những cơn viêm dạ dày nặng hơn. Đặc biệt, rượu và thức uống pha rượu gây kích ứng và làm mài mòn niêm mạc dạ dày gây loét thậm chí làm chảy máu dạ dày. Vì vậy, nếu bạn đang bị viêm hoặc viêm loét dạ dày, hãy tránh xa các đồ uống có chứa caffeine và cồn.
- Không ăn thức ăn nhiều gia vị, cay và kích thích
Thức ăn cay có thể gây kích ứng dạ dày, làm rối loạn tiêu hóa trong khi dạ dày của bạn đang gặp trục trặc. Những thực phẩm nhiều gia vị thường rất khó tiêu và dễ gây đầy bụng. Nếu tiêu thụ chúng nhiều sẽ làm cho triệu chứng viêm dạ dày tăng lên, thậm chí kèm theo nguy cơ tiêu chảy… Do đó, nó có thể làm cho bệnh viêm loét dạ dày của bạn càng tăng.
- Không sử dụng thực phẩm lạnh
Những người bị bệnh dạ dày thường có chức năng tiêu hóa kém, vì thế, việc ăn uống cần hết sức chú ý. Ăn đồ ăn lạnh sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác, cản trở quá trình tiêu hóa bình thường. Những thực phẩm lạnh dễ kích thích đường tiêu hóa làm cho người bị viêm dạ dày càng cảm thấy khó chịu hơn.
Nước lạnh cũng dễ kích thích khiến nhu động đường tiêu hóa tăng nhanh, ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Hơn nữa, nước lạnh không tốt cho người bị viêm dạ dày do làm loãng dịch dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày nên uống nước ấm.
- Không ăn thức ăn có vị chua
Các thực phẩm như cam, chanh… hoặc thực phẩm có vị chua thường có hàm lượng axit khá cao nên nếu bạn đang bị viêm dạ dày thì nên hạn chế. Những thực phẩm có tính axit cao như vậy có thể gây kích thích dạ dày của bạn. Vì vậy mà hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng và niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương hơn. Nếu người bị viêm loét dạ dày vẫn tiếp tục sử dụng những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ loét dạ dày hoặc khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn nữa.
Nguồn: Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM