Cây sống đời hay từ tên gọi đến tác dụng trị bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây sống đời theo phương ngữ Nam Bộ, không chỉ gần gũi với đời sống con người mà còn được xem là vị thuốc hay trong y học cổ truyền.

Cây sống đời hay từ tên gọi đến tác dụng trị bệnh

Cây sống đời hay từ tên gọi đến tác dụng trị bệnh

Cây sống đời là vị thuốc như thế nào?

Tên Khoa học: Kalanchoe pinnata (Lamk.) Pers Thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae).

Tên gọi khác: là cây thuốc bỏng, trường sinh, diệp sinh căn,…

Bộ phận dùng làm thuốc: lá tươi mới hái, từ lá bánh tẻ đến lá già. Lưu ý không dùng lá đã héo.

Thành phần hóa học của lá thuốc bỏng: Acid malic, Acid citric, Acid fumaric, Acid isocitric, Acid cis-aconic, Acid alpha cetoglutaric.

Theo y học cổ truyền, lá cây sống đời (thuốc bỏng) tươi vị nhạt, hơi chua, tính mát; không độc với người, tuy nhiên lại độc hại thần kinh với súc vật ăn cỏ khi ăn lượng lớn. Cây sống đời có tác dụng: kháng viêm, kháng khuẩn (tác dụng với cả 2 loại vi khuẩn gram âm, gram dương và trực khuẩn mủ xanh), cầm máu, giãn cơ giảm đau.

Tác dụng trị bệnh của cây sống đời

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu 10 bài thuốc hay có dùng cây sống đời rất hữu ích trong đời sống:

Bài 1: Tác dụng trị viêm lợi, viêm họng: sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai xong thì ngậm 15 phút, sau đó nuốt cả bã  (từ 3 đến 5 ngày).

Bài 2: Tác dụng giải rượu: cho người say nặng uống 50ml nước vắt lá rồi nằm nghỉ 30 phút sau sẽ hết say. Nếu say nhẹ thì cho nhai 5 lá (nuốt cả bã), 15 phút sau là trở lại bình thường.

Bài 3: Tác dụng trị viêm tai giữa: vắt nước lá nhỏ tai ngày 4 lần (cách 6giờ/lần) liên tục 3-5 ngày.

Cây sống đời khi trổ hoa

Cây sống đời khi trổ hoa

Bài 4: Tác dụng trị viêm dạ dày, tá tràng, viêm ruột, đại tiện ra máu, táo bón, trĩ nội, trĩ ngoại: uống nước vắt lá 50ml/lần x 3 lần/ngày, liên tục đến khi khỏi bệnh (trĩ ngoại cần kết hợp đắp lá giã nát rồi dùng gạc bọc và băng dính dán lại. Trước khi đắp thuốc phải rửa sạch hậu môn).

Bài 5: Tác dụng trị viêm xoang: vắt nước lá, thấm vào bông đặt trong lỗ mũi bên viêm (nếu cả 2 bên cùng viêm thì sau khi đặt bên trái 2 giờ lại đặt tiếp bên phải bằng thuốc mới). Kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần ngày, liên tục 3-5 ngày.

Bài 6: Tác dụng trị bỏng nông do nhiệt: giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi (Bị bỏng sâu phải đến bệnh viện chữa).

Bài 7: Hỗ trợ giảm đau do viêm khớp gối, thấp khớp cấp, viêm gót chân: Vắt nước lá lấy 50ml uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi.

Bài 8: Tác dụng t chảy máu cam: vò nát lá nhét vào lỗ mũi nơi chảy máu.

Bài 9: Chữa mất ngủ: uống 50ml nước vắt lá 2 giờ trước khi đi ngủ.

Bài 10: Cách chế nước vắt lá cây sống đời để uống: Chuẩn bị cối, chày, mảnh vải gạc đều tiệt trùng; hái 50-60g lá tươi rửa sạch, tráng lại nước sôi để nguội. Giã nát lá rồi cho vào gạc vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội cho đủ 50ml. Bã để đắp.

Trên đây là những thông tin tham khảo về cây sống đời nhưng không thể thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc. Vì vậy nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn cần tìm đến những người có chuyên môn để được giải đáp.

Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn