Chăm sóc bệnh nhân rau tiền đạo như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Quá trình thai nghén thai phụ gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm và rau tiền đạo có thể khiến thai phụ bị buộc dừng thai kỳ bất cứ lúc nào.

Chăm sóc bệnh nhân rau tiền đạo như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân rau tiền đạo như thế nào?

Rau tiền đạo là một căn bệnh thường gặp trong quá trình thai nghén, đây là hiện tượng rau không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà bám một phần hay toàn bộ bánh rau vào đoạn dưới tử cung hoặc cổ tử cung. Do vậy rau tiền đạo gây chảy máu và làm ngôi bình chỉnh không tốt gây nên khó đẻ.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý rau tiền đạo

Nguyên nhân gây ra triệu chứng này hiện nay chưa rõ nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ như: do nạo phá thai nhiều lần, đẻ nhiều dẫn tới mỏng niêm mạc tử cung khiến cho rau không có chỗ bám buộc phải bám xuống dưới; do tử cung có vết sẹo mổ cũ; do viêm niêm mạc tử cung nhất là vùng rau bám; trường hợp sinh đôi, sinh ba.

Triệu chứng đầu tiên của rau tiền đạo là ra máu đỏ trong 3 tháng cuối thai kỳ, máu ra đột ngột không có nguyên nhân, không có cơn co tử cung, máu đỏ loãng lẫn máu cục, lượng nhiều hoặc ít. Sau mỗi lần chảy máu thì máu tự cầm và tái phát tăng dần khi thai càng gần ngày chuyển dạ, lượng máu lần sau ra nhiều hơn lần trước. Toàn thân có dấu hiệu mất máu tùy theo lượng máu mất.

Khi thăm khám thấy ngôi thai bất thường có thể ngôi ngang, ngôi ngược, nghe tim thai khi ra máu ít thì vẫn còn tốt còn khi mất máu nhiều thì tim thai suy. Khám âm đạo thấy đoạn dưới dầy như một cái đệm.

Chăm sóc thai phụ mắc rau tiền đạo như thế nào?

Chăm sóc thai phụ mắc rau tiền đạo như thế nào?

Chăm sóc thai phụ mắc rau tiền đạo như thế nào?

Theo các bác sĩ khám và tư vấn sinh sản tình dục cho biết, khi có nghi ngờ mắc rau tiền đạo ngay lập tức phải đi khám để kịp thời có hướng xử trí điều trị. Nếu đã được chẩn đoán mắc rau tiền đạo đặc biệt là rau tiền đạo trung tâm thì phải xử lý ngay. Tại nơi không có điều kiện xử trí thì phải chuyển viện và có nhân viên y tế đi kèm. Tại tuyến có khả năng phẫu thuật thì phải đưa ra hướng xử trí để bệnh nhân lựa chọn. Thông thường bệnh nhân có tuổi thai đủ điều kiện để phẫu thuật sẽ tiến hành mổ lấy thai, còn bệnh nhân chưa muốn mổ lấy thai thì sẽ chăm sóc theo dõi.

Chăm sóc thai phụ rau tiền đạo cần lưu ý theo dõi số lượng máu, số lượng, màu sắc, tính chất. Vệ sinh thân thể, bộ phận sinh dục và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, thực hiện y lệnh thuốc. Chế độ nghỉ ngơi, vận động: cho sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường, không đi lại nhằm giảm co bóp tử cung, tránh các kích thích tác nhân từ bên ngoài. Sản phụ có nhu cầu đi lại cần có người dìu đi không để sản phụ một mình. Tạo không gian yên tĩnh giúp cho sản phụ ngủ đủ giấc giảm lo lắng, mệt mỏi. Nhân viên y tế động viên tinh thần, thông báo tình trạng bệnh cho bệnh nhân hiểu mức độ quan trọng.

Chế độ dinh dưỡng: lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu vitamin và tránh các chất kích thích bia rượu, gia vị. Không nên ăn các thực phẩm gây co bóp tử cung như dứa, rau dăm, rau ngót….Ở những tháng cuối thai kỳ chế độ dinh dưỡng cần được cân đối hợp lý tránh người mẹ tăng cân quá nhanh gây bất lợi cho cuộc chuyển dạ sắp tới.

Khi bị rau tiền đạo, thai phụ cần có chế độ chăm sóc và thăm khám đặc biệt

Khi bị rau tiền đạo, thai phụ cần có chế độ chăm sóc và thăm khám đặc biệt

Ngoài ra, cần theo dõi tình trạng ra máu âm đạo, màu sắc máu chảy ra, lấy dấu hiệu sinh tồn ghi vào bảng theo dõi để kịp thời so sánh phân biệt. Hàng ngày giúp bệnh nhân vệ sinh thân thể, bộ phận sinh dục 3 lần/ngày tránh viêm nhiễm thứ phát gây khó chịu cho thai phụ. Cần theo dõi sát tình trạng của thai phụ để có thể đảm bảo rằng mẹ và bé đều an toàn.

Nguồn: benhhoc.edu.vn