Chuyên gia chia sẻ điều trị hen phế quản ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hen phế quản: là một trong các bệnh hô hấp mãn tính thường gặp nhất. Bệnh có xu hướng gia tăng ở trẻ em. Tuy nhiên hiện nay có nhiều thuốc giúp điều trị và quản lý bệnh có hiệu quả.

Chuyên gia chia sẻ điều trị hen phế quản ở trẻ em

Yếu tố gây khởi phát cơn hen phế quản cấp?

  • Nhiễm khuẩn do virus
  • Tiếp xúc với dị nguyên
  • Gắng sức
  • Khói thuốc lá
  • Ô nhiễm môi trường
  • Thay đổi thời tiết
  • Yếu tố tâm lý

Nguyên tắc điều trị?

  • Dùng SABA giãn phế quản cho tất cả trẻ có triệu chứng hen.
  • Trẻ nhỏ khởi đầu phòng bệnh bằng thuốc ICS liều thấp
  • Hầu hết trẻ nhỏ hen phế quản thể nhẹ, vì vậy dùng SABA được khuyến cáo, không nên dùng thuốc phòng hen kéo dài.

Các thuốc điều trị hen phế quản?

  • Giảm triệu chứng
  • Phòng bệnh
  • Kiểm soát bệnh (kết hợp giữa một ICS và thuốc khống chế triệu chứng trong một liều hít).

Thuốc tác dụng giãn phế quản?

Chủ vận beta 2 tác dụng ngắn:

  • Salbutamol (Ventolin) hoặc Terbutaline (Bricanyl)
  • Cơ chế: Thuốc làm giãn cơ trơn phế quản bằng cách kích thích lên thụ thể beta 2 ở đường thở, hệ cơ xương và tim.

Ipratropium bromide:

  • Ipratropium bromide: Thuốc giãn phế quản kháng cholinergic tác dụng chậm hơn SABA (30-60 phút).
  • Nó bị hạn chế tác dụng nếu dùng hằng ngày, tuy nhên khi phối hợp SABA thì có thể điều trị cơn hen cấp trung bình hoặc nặng.

Theophylline:

  • Giãn cơ trơn phế quản, tác dụng chống viêm. Tác dụng chống viêm hiệu quả hơn giãn phế quản.
  • Nó không được dùng là thuốc đầu tay điều trị hen.

Theo Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội thì thuốc có nhiều tác dụng phụ hơn nhóm thuốc khác, ít tác dụng làm hồi phục chức năng phổi, giảm triệu chứng hen cả ban ngày lẫn ban đêm, giảm sử dụng các thuốc giãn phế quản khác.

Chỉ định: Điều tri cơn hen cấp nặng.

Thuốc phòng bệnh?

Có 3 nhóm bao gồm:

  • ICS
  • Leukotriene receptor antagonists (LTRAs)
  • Cromones: cromoglycate và nedocromil

Corticoid dạng uống chống viêm trong cơn hen cấp tính hoặc hen dai dẳng rất nặng

ICS:

  • BDP-HFA: Beclomethasone dipropionate-HFA
  • BUD: Budesonide
  • FP: Fluticasone propionate
  • CIC: Ciclesonide
  • M: Mometesone
  • T: Triamcinolone
  • ICS duy trì kiểm soát hen. Sử dụng ICS làm giảm tỷ lệ tử vong do hen, giảm tỷ lệ nhập viện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Dùng ICS sớm ở người hen dai dẳng có chức năng phổi giảm giúp cải thiện chức năng phổi, phòng ngừa sự tắc nghẽn đường thở không hồi phục.
  • ICS có tác dụng phụ
  • Liều ICS hằng ngày phải phù hợp với lâm sàng và chức năng hô hấp của bệnh nhân.
  • Điều quan trọng là phải cân bằng giữa hiệu quả của thuốc và tác dụng phụ.

Leukotriene receptor antagonists:

  • Chỉ định:

+ Phòng các triệu chứng ban ngày và ban đêm của hen phế quản.

+ Điều trị cơn hen gây ra bởi aspirin

+ Phòng ngừa co thắt phế quản khi gắng sức

+ Kết hợp với ICS khi LABA không dung nạp tốt, hoặc không kiểm soát được hen.

  • Ưu điểm:

+ Dùng đường uống

+ Dùng hằng ngày

+ Phòng cơn hen khi gắn sức

+ Ít tác dụng phụ

+ Có tác dụng trên cả hen phế quản và viêm mũi dị ứng

  • Montelukast sodium (Singuilair): viên 10mg, 5mg, 4mg

Singuilair 4mg

Thuốc kháng immunoglobulin?

Omalizumab – Xolair:

  • Omalizumab là kháng thể đơn dòng kháng lại IgE
  • Kháng IgE phòng giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, leukotrienes, cytokines bằng cách ức chế phản ứng tương tác giữa kháng nguyên với IgE nằm trên bề mặt dưỡng bào và bạch cầu ưa kiềm.
  • Chỉ định điều trị hen dị ứng thể trung bình ở trẻ em trên 12 tuổi.
  • Sử dụng Omalizumab làm giảm đáng kể liều ICS. Omalizumab có tác dụng ở trẻ hen phế quản khó kiểm soát mặc dù đã dùng liều cao ICS, trẻ thường xuyên hoặc dùng kéo dài corticoid dạng uống.
  • Khi dùng phối hợp với ICS, Omalizumab làm giảm nguy cơ gây cơn hen cấp.

Kiểm soát triệu chứng?

  • Kiểm soát triệu chứng (LABA) làm giãn phế quản 12 h.
  • LABA chống co thắt phế quản thứ phát khi tiếp xúc với dị nguyên, chất kích thích không đặc hiệu hoặc hoạt động gắng sức.
  • Thuốc thường được phối hợp với ICS
  • Thuốc có tác dụng làm tăng chức năng hô hấp, cải thiện triệu chứng, giảm cơn hen cấp tính so với dùng ICS đơn thuần.
  • Salmeterol, Eformoterol

Thuốc điều trị phối hợp?

Fluticasone và Salmeterol (Seretide)

Budesonide và Eformoterol (Symbicort)

Chỉ định:

  • Triệu chứng và chức năng hô hấp không cải thiện với ICS đơn thuần.
  • Mong muốn làm giảm liều ICS mà vẫn muốn duy trì kiểm soát hen.
  • Là thuốc khởi phát để điều trị hen trung bình hoặc nặng làm triệu chứng hồi phục nhanh.

Nguyên tắc điều trị cơn hen cấp?

  • Theo trang tin Bệnh học nếu trẻ đang có cơn hen nặng, dùng oxygen và SABA ngay lập tức sau hỏi tiền sử và khám lâm sàng.
  • SABA dùng đường khí dung hoặc qua MDI
  • Steroid dạng uống, được dùng khi cơn hen ở mức độ trung bình hoặc nặng, dùng tới 5 ngày.
  • Adrenalin được chỉ định nếu triệu chứng hen là một biểu hiện của shock phản vệ, tùy theo mức độ nặng của bệnh.

Điều trị cơn hen cấp mức độ nhẹ?

  • Salbutamol 6 nhát (trẻ nhỏ hơn 6 tuổi) hoặc 12 nhát (trẻ > 6 tuổi)
  • Khám lại sau mỗi 20 phút và nhắc lại nếu cần hoặc đánh giá thấy cơn hen mức độ trung bình hoặc nặng.
  • Xem xét sử dụng steroid đường toàn thân (prednisolone 1mg/kg tới 60 mg/ngày).

Điều trị cơn hen mức độ trung bình?

  • Trẻ đòi hỏi phải nhập viện
  • Khởi phát, 6 nhát Salbutamol (trẻ dưới 6 tuổi) hoặc 12 nhát (trẻ trên 6 tuổi)
  • Nếu liều khởi phát chưa đáp ứng, nhắc lại mỗi 20 phút cho tới 2 lần nữa, sau đó dùng thuốc mỗi 1-4h.
  • Giám sát bão hòa oxy, cho thở oxy nếu cần.
  • Dùng prednisolon đường uống 1mg/kg/ngày cho tới 3 ngày.

Điều trị cơn hen cấp nặng ở trẻ em?

  • Nhập viện theo dõi tại đơn vị hồi sức
  • Sử dụng Salbutamol dạng khí dung
  • Nếu không đáp ứng, Salbutamol tiêm tĩnh mạch chậm 15mcg/kg/10 phút, sau đó 1mcg/kg/phút truyền tĩnh mạch.
  • Cung cấp oxy và giám sát bão hòa oxy. Có thể làm khí máu.
  • Cho corticoid toàn thân:

+ Dùng Prednisolon đường uống 1mg/kg/ngày cho tới 60 mg  5 ngày

+ Hoặc Methyprednisolon IV 1mg/kg cho tới 60mg mỗi 6h ngày 1, sau đó mỗi 12h ngày thứ 2, sau đó hằng ngày.

  • Dùng Ipratropium 2 nhát (trẻ dưới 6 tuổi) hoặc 4 nhát (trẻ trên 6 tuổi) cho mỗi 20 phút trong 1h đầu (3 liều).
  • Khí dung Ipratropium là một liệu pháp yhay thế
  • Aminophylline chỉ cho trong trường hợp cấp cứu tại khoa hồi sức. cho 10 mg/kg, duy trì 1,2 mg/kg/giờ (trẻ dưới 9 tuổi) hoặc 0,7 mg/kg/giờ (trẻ trên 9 tuổi).