Có thể nhận biết biết sớm bệnh vẩy nến da đầu không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhiều người thâc mắc bệnh vảy nến da đầu là gì bởi chứng bệnh da liễu này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, giới tính. Hầu hết các trường hợp người bệnh thường nhầm lẫn bệnh với hiện tượng gàu.

Có thể nhận biết biết sớm bệnh vẩy nến da đầu không?

Có thể nhận biết biết sớm bệnh vẩy nến da đầu không?

Vảy nến da đầu là bệnh gì?

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh da liễu khi tình trạng người bệnh xuất hiện các mảng da màu trắng, sần sùi xếp tầng lên nhau bao phủ khắp bề mặt da đầu, thường gặp nhất là ở đỉnh đầu hoặc sau gáy. Vùng da mang bệnh thường khô, cứng, các mảng màu trắng bong tróc vương vãi giống như gàu đi kèm là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, càng gãi càng ngứa.

Trên thực tế, vảy nến ở da đầu là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm quá lớn đến sức khỏe người bệnh nhưng các triệu chứng của bệnh lại gây ra rất nhiều phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ bởi cảm giác ngứa ngáy thường trực mà còn bởi yếu tố thẩm mỹ đe dọa trầm trọng tâm lý khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, không dám tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu là do đâu?

Cho đến nay, vẫn chưa có một công bố chính thức nào về nguyên nhân bị vảy nến da đầu do đâu? Nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, nguyên nhân bệnh khởi phát có liên hệ mật thiết với các yếu tố như:

– Do di truyền: Bạn có thể bị vảy nến da đầu do di truyền từ bố, mẹ hoặc những người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh.

– Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Việc thường xuyên sinh sống hay làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại tấn công và gây ra nhiều bệnh da liễu mà bệnh da đầu này là một trong số đó.

– Do yếu tố tâm lý: Thường xuyên căng thẳng, stress, làm việc quá sức cũng là nguyên nhân khiến bệnh vảy nến ở da đầu bùng phát hoặc khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

Ngoài ra, việc tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời ở cường độ cao, tác dụng phụ của một số loại thuốc hay việc vệ sinh da đầu không đúng cách cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến da đầu.

Làm thế nào nhận biết sớm bệnh vảy nến da đầu?

Thông thường, khi da đầu bị vảy nến bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các đám dát mảng, nếu lật tóc hoặc nhìn bên ngoài các mảng sẩn đỏ có kích thước đa dạng có thể là 0,5cm đến một vài cm, giới hạn rất rõ ràng, hơi gồ cao, trên nền da đầu cứng cộm, ở dọc mép tóc, trên trán hoặc sau tai. Bên trên là lớp trắng khi cạo ra giống như gàu, màu trắng đục bóng giống màu nến trắng, vảy trắng này xếp thành nhiều lớp, dễ bong, có thể rơi từng mảng trên vai áo hoặc xuống mặt giống như gàu.

Vảy tái tạo rất nhanh chóng, lớp này chưa kịp bong hết lớp các lại đùn lên, số lượng lớn, khiến các vảy này chồng khít lên nhau. Bệnh gây ngứa ngáy ở mỗi bệnh nhân với mức độ khác nhau, nếu trong giai đoạn bệnh vảy nến da đầu đang tiến triển thì ngứa ” điên đảo”. Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ tâm lý bệnh nhân và có thể liên quan đến các bệnh lý quan trọng khác như: bệnh lý tim mạch, hội chứng chuyển hóa,…

Các mảng đỏ này khi chạm vào chảy nước xương có màu trắng trắng hồng hồng chứ không phải máu.

Thương tổn vảy nến da đầu thường có khuynh hướng lan rộng ra phía trước trán tạo thành hình giống móng ngựa. Nếu bị nặng, tổn thương lan khắp da đầu, các vảy da sẽ bao phủ toàn bộ da đầu. Tuy nhiên tóc vẫn mọc bình thường xuyên qua lớp vảy da.

Như đã nói trên các tổn thương vảy nến giống với vùng da nhẵn nhưng bởi vì da đầu là vũng da mỡ, có tóc, lại hở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích. Do đó, thương tổn trên da đầu dai dẳng hơn và khó chữa hơn.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy năm 2019

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy năm 2019

Điều trị bệnh vảy nến da đầu như thế nào?

Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Để việc chữa bệnh vảy nến da đầu được hiệu quả, trước hết người bệnh cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh da đầu này. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và thể trạng người bệnh mà bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp với từng người, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chữa vảy nến khi chưa có sự thăm khám, chỉ định và theo dõi của bác sĩ bởi các hệ lụy, biến chứng có thể xảy ra do việc điều trị sai cách là không lường trước được.

Lời khuyên dành cho người bị vảy nến da đầu?

Theo chuyên gia Liên thông Cao đẳng Dược cho biết để hỗ trợ điều trị và nhanh chóng thoát khỏi tình trang bệnh, người bệnh cũng đừng quên:

– Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, lời khuyên của các chuyên gia về cách sử dụng, liều lượng thuốc.

– Vệ sinh cá nhân hàng ngày vùng da đầu và các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với da đầu như tay.

– Gội đầu nhẹ nhàng bằng các loại dầu gội dịu nhẹ có nguồn gốc từ thiên nhiên.

– Hạn chế gãi ngứa, bởi càng gãi mức độ ngứa càng gia tăng dễ khiến da đầu bị tróc vảy, nhiễm khuẩn.

– Giữ cho mình trạng thái tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, stress.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, các Vitamin và khoáng chất vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đồng thời, hạn chế việc sử dụng bia rượu, các chất kích thích và không sử dụng các đồ ăn cay, nóng.

Nguồn: Bệnh học