Cùng chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội tìm hiểu bệnh vẩy nến

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh, nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. 

Cùng chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội tìm hiểu bệnh vẩy nến

Cùng chuyên gia Điều dưỡng Hà Nội tìm hiểu bệnh vẩy nến

Vảy nến là bệnh gì?

Bệnh vảy nến là một trong những căn bệnh da liễu có thể xuất hiện ở mọi người, không kể lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Người bị vảy nến sẽ xuất hiện các vùng da chết có màu đỏ tía hoặc màu trắng bạc, xếp tầng thành nhiều lớp và dễ tróc vảy. Dùng tay cạo nhẹ vào vùng da này, thì vảy sẽ bong tróc thành các phiến mỏng giống như khi bạn cạo lớp vỏ của cây nến. Vì lẽ đó, người ta thường gọi căn bệnh này là bệnh vảy nến. Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay, da đầu, các nếp gấp của da,..

Bệnh vảy nến nếu không được chữa trị từ sớm, bệnh sẽ chuyển nặng và lan rộng về phạm vi, thậm chí lan ra toàn thân, khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu vô cùng. Ngoài ra, vảy nến còn làm người bệnh luôn rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm không dám tiếp xúc với mọi người xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh vảy nến là do đâu?

Cho đến nay chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, tuy nhiên nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, bệnh vảy nến có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố dưới đây:

  • Rối loạn hệ miễn dịch:

Ở trạng thái bình thường, các tế bào miễn dịch sẽ đóng vai trò tấn công các yếu tố lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, khi bị rối loạn các tế bào miễn dịch lại tác động vào chính các biểu bì da khiến chúng nhanh chóng chết đi và gây ra bệnh vảy nến.

  • Tác dụng phụ của thuốc:

Một số loại thuốc chứa corticoid, thuốc chẹn beta,… nếu người bệnh sử dụng lâu dài có nguy cơ cao sẽ gây tác dụng phụ và gây ra bệnh vảy nến. Mức độ bệnh vảy nến sẽ tùy thuộc vào liều lượng, tính chất của thuốc và cơ địa của người bệnh.

  • Da bị nhiễm khuẩn:

Thói quen không vệ sinh da sạch sẽ thường xuyên hoặc việc vệ sinh da không đúng cách, sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công và là một trong những nguyên nhân gây bệnh vảy nến.

  • Yếu tố tâm lý:

Căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra hoặc khiến mức độ bệnh vảy nến thêm trầm trọng.

  • Ô nhiễm môi trường:

Làm việc, sinh sống trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất hay làm việc dưới cường độ cao của ánh nắng mặt trời cũng khiến da bị hủy hoại.

  • Yếu tố di truyền:

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở các gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh vảy nến thì con sinh ra có đến 30% nguy cơ nhiễm bệnh, trường hợp cả cha và mẹ mắc vảy nến thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh lên tới 75%.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, làm việc quá sức hay việc sử dụng các chất kích thích cũng là các yếu tố thuận lợi khiến bệnh vảy nến tăng nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bệnh nhân. Một số trường hợp bệnh chuyển nặng hơn khi bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng.

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược chính quy năm 2019

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược chính quy năm 2019

Triệu chứng thường gặp của bệnh vảy nến là gì?

Theo các chuyên gia giảng dạy Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tùy vào mức độ mà bệnh vảy nến ở các giai đoạn có những dấu hiệu khác nhau:

Giai đoạn cấp tính:

Khi mới bị vảy nến, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:

– Vùng da thương tổn có thể ở bất kì vùng da nào: da đầu, mặt, bàn tay, bàn chân,…

– Da người bệnh sưng, đỏ nóng rát tại vị trĩ mang bệnh kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

– Vùng da tổn thương tróc vảy thành các lớp màu trắng bạc, có thể dễ dàng phân biệt với các vùng da thường.

Bệnh vảy nến mãn tính:

Bệnh vảy nến nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các triệu chứng:

– Phạm vi bệnh lan rộng, các tế bào chết tạo xếp chồng lên nhau tạo thành các lớp vảy trắng, khi cạo đi thì thấy lớp da bên trong có màu hồng nhạt, sần sùi và có thể chảy máu.

– Vị trí thương tổn sâu, có thể mưng mủ, sưng tấy đau nhức và dễ bị nhiễm trùng khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu.

Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị vảy nến khác nhau:

– Điều trị vảy nến bằng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da:

Có tác dụng kháng viêm, giảm thiểu các triệu chứng ngứa, đau do bệnh gây ra đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Điều trị vảy nến bằng các loại thuốc được áp

dụng với trường hợp người bệnh ở thể nhẹ, được phát hiện sớm.

– Điều trị bằng quang hóa trị liệu (PUVA).

Sử dụng các tia UVA chiếu trực tiếp vào vùng da chịu thương tổn sau khi cho bệnh nhân uống loại thuốc có tác dụng cảm ứng ánh sáng, nhằm tiêu diệt các mầm bệnh, làm sạch các vảy một cách nhanh chóng. Đây được đánh giá là phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay.

Nguồn: Bệnh học