Điều dưỡng chia sẻ tình trạng tim đập nhanh khó thở và nguyên nhân bệnh?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi chỉ cần đi bộ một chút, bước lên vài bậc cầu thang hoặc chạy một đoạn ngắn cũng khiến tình trạng tim của bạn đập nhanh và khó thở, vậy nguyên nhân là do đâu?

Điều dưỡng chia sẻ tình trạng tim đập nhanh khó thở và nguyên nhân bệnh?

Điều dưỡng chia sẻ tình trạng tim đập nhanh khó thở và nguyên nhân bệnh?

Tim đập nhanh khó thở là bệnh gì?

Tim đập nhanh là khi nhịp tim đập trên 100 nhịp mỗi phút, nhưng điều này không giúp tim bơm máu hiệu quả, ngược lại gây ứ máu tại phổi, giảm lượng máu đến các cơ quan với hàng loạt các triệu chứng xuất hiện bao gồm khó thở, hồi hộp, mệt mỏi, choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Cảm giác khó thở tim đập nhanh xuất hiện là do sự tích tụ nhiều máu và dịch tại phổi của người bệnh, từ đó cản trở quá trình trao đổi oxy và CO2, làm mất cân bằng nồng độ các khí này trong phổi, người bệnh cảm giác thiếu không khí để thở, nặng lồng ngực. Nếu đang trong tình trạng này, bạn hãy tìm đến những nơi thật thoáng đãng để hít thở.

Nguyên nhân gây nên tình trạng tim đập nhanh khó thở là do đâu?

Theo Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:Tim đập nhanh kèm theo khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn nhịp tim, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, từ phản ứng sinh lý của cơ thể, bệnh tim mạch khác cho đến các bệnh ngoài tim:

Tim đập nhanh khó thở là phản ứng sinh lý của cơ thể với tác động vật lý và tâm lý:

Với các thay đổi vật lý như khi bạn vận động mạnh, leo cầu thang, chạy bộ, việc tăng nhịp tim và nhịp thở là để cung cấp nhiều máu và oxy hơn tới các cơ quan trong cơ thể. Còn những tác động tâm lý như stress, lo lắng căng thẳng, stress hoặc sợ hãi… sẽ làm tăng tiết chất hóa học có tên adrenalin, đây là chất có tác động co mạch, làm tăng nhịp tim, nhịp thở để giúp cơ thể đối phó với những trạng thái tâm lý bất thường kể trên.

Rối loạn thần kinh tim – nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở thường gặp nhất:

Rối loạn thần kinh tim là một trong nhiều triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật – hệ thần kinh tự động, điều khiển hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể như nhịp tim, nhịp thở, tuyến tiết. Khi chứng bệnh này xảy ra, tim tăng nhịp đập cùng với nhịp thở tăng, để cung cấp nhiều máu đến các cơ quan, đặc biệt là não bộ. Nhiều người bệnh than phiền rằng ngoài triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh, họ còn cảm thấy thiếu không khí để thở, lồng ngực như bị 1 tảng đá đè nặng xuống, đặc biệt như có 1 vật gì đó chẹn ngay cổ họng.

Tim đập nhanh khó thở do bệnh tim mạch:

Biểu hiện này thường gặp nhất ở người bệnh rối loạn nhịp tim, bao gồm nhịp nhanh thất, rung nhĩ, nhịp xoang nhanh… và những người gặp phải một cơn đau tim “im lặng”  có thể chỉ xuất hiện biểu hiện tim đập nhanh khó thở, thay vì đau ngực, đau vai, vã mồ hôi lạnh như những trường hợp thông thường khác. Suy tim cũng là nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở hồi hộp, bởi cơ tim suy yếu khiến khả năng bơm, hút máu của tim suy giảm, gây ứ máu và dịch tại phổi, đồng thời máu đi nuôi cơ thể lại thiếu, tim buộc phải đập nhanh hơn, cơ tim lại càng suy yếu, tạo 1 vòng xoáy bệnh lý, khiến tim càng trở nên kiệt quệ.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019 chính quy

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2019 chính quy

Các bệnh lý ngoài tim gây triệu chứng khó thở tim đập nhanh

  • Bệnh phổi: Tim và phổi có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến nhau và ảnh hưởng đến sự sống còn của người bệnh. Ở người bệnh phổi, điển hình là bệnh phổi tắc nghẽn làm tích tục chất lỏng trong phổi, tăng áp lực trong phổi, khiến cho người bệnh khó khăn trong việc hít thở, từ đó làm tim đập nhanh hơn để chống lại áp lực trong phổi.
  • Bệnh cường giáp: Sự tăng cao nồng độ hormon tuyến giáp khiến tim đập nhanh, nhịp thở tăng, tăng chuyển hóa.
  • Rối loạn điện giải, sốt, tiêu chảy: Là phản ứng của cơ tim do sự thay đổi nồng độ các chất điện giải trong cơ tim, làm tăng nhịp tim, kéo theo thay đổi nhịp thở. Người bệnh cũng có thể gặp phải nhiều biểu hiện kết hợp là tim đập nhanh khó thở chóng mặt buồn nôn.    
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Đặc biệt là phụ nữ mang thai, mãn kinh làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, làm xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh khó thở chóng mặt, mệt mỏi, nóng bừng, vã mồ hôi.

Triệu chứng khó thở do tim đập nhanh có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở mà mức độ nguy hiểm sẽ khác nhau. Ví dụ những người đang mắc các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim, hở van tim, sau nhồi máu cơ tim, suy tim khi có biểu hiện này cho thấy những bệnh lý hiện tại của họ đang có xu hướng nặng dần lên, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ngưng tim đột ngột, huyết khối, thậm chí tử vong không hề báo trước.

Còn với nhóm nguyên nhân gây tim đập nhanh khó thở xuất phát từ bệnh ngoài tim, nếu không điều tri sẽ dẫn tới các bệnh tim mạch, điển hình nhất là rối loạn nhịp tim và suy tim. Với những trường hợp tim đập nhanh khó thở hồi hộp xuất phát từ các yếu tố vật lý, tâm lý mặc dù ít gây nguy hiểm hơn nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan, bởi hiện tượng này có thể trở thành phản xạ, làm tim nhanh bất kể lúc nào, và diễn tiến sau đó là mắc phải chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

Điều trị tim đập nhanh khó thở như thế nào?

Với mỗi nguyên nhân làm tăng nhịp tim, nhịp thở thì phương pháp điều trị không giống nhau, nhưng ưu tiên trước mắt vẫn là điều trị hoặc loại bỏ yếu tố gây nhịp tim nhanh.

– Những trường hợp mắc bệnh tim, bệnh phổi, cường giáp: cần điều trị tốt các bệnh này bằng thuốc uống, có thể kết hợp thêm thuốc giảm nhịp tim, hoặc phẫu thuật can thiệp.

– Nhịp nhanh do tâm lý sợ hãi, căng thẳng, mất ngủ: Bạn có thể khắc phục bằng dùng thuốc điều trị, liệu pháp tâm lý và tập hít sâu thở chậm, các bài tập thư giãn.

– Tim đập nhanh khó thở do thuốc: Bạn nên thông báo với bác sỹ đã chỉ định cho mình những loại thuốc này và kể rõ những triệu chứng đang gặp phải, bạn sẽ được thuốc khác hoặc giảm liều nếu cần thiết.

– Điều trị tim đập nhanh ở nữ giới: Thông thường các triệu chứng sẽ biến mất khi nồng độ hormon trở về bình thường. Nhưng nếu chứng rối loạn nhịp tim kéo dài, đặc biệt trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, hãy đến chuyên khoa sản để được dùng thuốc làm giảm bớt tác động trên tim của hormon nữ.

– Tạo lối sống khoa học, lành mạnh, nói không với chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia; giảm lo lắng căng thẳng, ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya, ăn uống đủ chất, giảm muối, ăn nhiều rau xanh, trái cây và thường xuyên tập thể dục bằng các môn thể thao vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, thái cực quyền… mỗi ngày ít nhất 30 phút là những cách hữu ích để ổn định nhịp tim và tránh tác dụng bất lợi do tim đập nhanh gây nên.

Nguồn: Bệnh học