Giải pháp hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục của các nước ASEAN

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Vừa qua, ngày 16.3, phối hợp với Cambridge Partnership for Education, Bộ GD&ĐT Việt Nam và Ban thư ký ASEAN đã tổ chức hội nghị Hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục bằng hình thức trực tuyến.

Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Việt Nam – Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc và các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN. Đây được xem là sự kiện lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch kênh Giáo dục ASEAN của Việt Nam ( nhiệm kỳ 2022 – 2023).

Giải pháp hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục của các nước ASEAN

Giải pháp hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục của các nước ASEAN

Không chỉ dừng lại ở việc Phục hồi:

Trong suốt gần 3 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, hệ thống giáo dục trên khu vực các nước Đông Nam Á bị tác động nặng nề. Đặc biệt trong tương quan tình hình thời gian tới, đại dịch vẫn chưa thể kiểm soát, tác động xấu mà nó mang đến vẫn sẽ còn. Trước bối cảnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh Hội nghị với chủ đề “Hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục” diễn ra rất đúng thời điểm và đặc biệt có ý nghĩa.

Theo ghi nhận của ban truyền thông trường đại học Lương Thế Vinh,  Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn còn chỉ rõ: Hội nghị này được coi như là cơ hội tuyệt vời để các bên cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và những bài học thực tiễn về quá trình phục hồi trong lĩnh vực giáo dục của từng quốc gia và của cả cộng đồng.

Trong giai đoạn phục hồi mới thích ứng với đại dịch Covid-19, không thể chỉ chú trọng tới yếu tố phục hồi, muốn khắc phục những ảnh hưởng xấu mà dịch bệnh gây ra, các Bộ giáo dục ASEAN còn cần đúc kết kinh nghiệm để chuẩn bị tốt hơn cho việc ứng phó với các khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Các nước đã và đang nỗ lực để xây dựng hệ thống giáo dục có khả năng chống chịu và có năng lực phục hồi tốt hơn. Các nỗ lực có thể kể đến như: củng cố lại hệ thống trường học; chuẩn bị các mô hình giáo dục học tập kết hợp trực tiếp và trực tuyến; điều chỉnh chương trình để thích ứng trong bối cảnh mới; nâng cao năng lực tự học, tự phát triển của người học.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng thể hiện mong muốn được lắng nghe những chia sẻ liên quan đến vấn đề hổng kiến thức và tăng cường việc học; tiếp cận giáo dục; xây dựng hệ thống giáo dục tự cường, có khả năng tự phục hồi; sức khỏe và sự an toàn của người học. Ông hy vọng và tin tưởng, những chia sẻ trong hội nghị này sẽ góp phần hữu ích trong việc hỗ trợ các nước trong khu vực và các bên liên quan xây dựng chính sách và phát triển các sáng kiến ​​về các lĩnh vực vừa nêu.

Giải pháp hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục của các nước ASEAN

Giải pháp hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục của các nước ASEAN

Tái cấu trúc giáo dục trong một bức tranh rộng lớn hơn

Việc hổng kiến thức và tăng cường việc học, tiếp cận giáo dục và xây dựng hệ thống giáo dục tự cường, là 3 chuyên đề chính mà các Bộ trưởng Giáo dục ASEAN cùng bàn về việc hồi phục việc học, tái xây dựng hệ thống giáo dục tại hội nghị diễn ra chiều qua.

Trình bày tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GĐ&ĐT Việt Nam, ông Nguyễn Văn Phúc đã đưa ra những thống kê về tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới giáo dục Việt Nam; những nỗ lực và giải pháp của Việt Nam để bảo đảm cơ hội và chất lượng giáo dục. Ngay cả khi ở thời điểm trong đại dịch, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam cũng hết sức quan tâm đến vấn đề phục hồi sau đại dịch. Cụ thể, Bộ GD&ĐT Việt Nam đã khẩn trương trình Chính phủ Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.

Theo tin tức Y dược cập nhật, Y tế và Giáo dục luôn là 2 lĩnh vực được chính phủ ưu tiên hàng đầu trước trong và sau đại dịch covid – 19. Ngay từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” phê duyệt ngày 3/6/2020 đã nhấn mạnh giáo dục và y tế là 2 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số đầu tiên.

Đồng thời thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng nhấn mạnh việc cần nghĩ đến việc tái cấu trúc giáo dục trong một bức tranh rộng lớn hơn, trong một bối cảnh mới, của một thế giới nhiều biến động, đầy thách thức, không chỉ bởi bệnh dịch mà còn các yếu tố liên quan đến chính trị, xã hội khác.