Rất nhiều con đường dẫn bệnh truyền nhiễm tới với con người và có các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như do: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm mốc.
- Đốm trắng trên móng tay là biểu hiện của bệnh gì?
- Điều dưỡng và cơ hội việc làm trong tương lai
- Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh sỏi mật
Góc nhìn của các chuyên gia về căn bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm theo các chuyên gia về sức khỏe cho biết là những căn bệnh thường gặp ở hầu hết các châu lục và đặc biệt ở những nói có khi hậu nóng, ẩm. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ động vật sang người bằng nhiều hình thức và có thể nhanh chóng biến chuyển thành dịch gây thiệt hại nặng nề cho con người, giảm sút nền kinh tế…
Cơ thể sau khi mắc bệnh truyền nhiễm sẽ đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian của tế bào và tạo thành hệ miễn dịch. Với từng cơ thể của từng người sẽ có những hệ miễn dịch tốt hay kém, thời gian bảo vệ của miễn dịch cũng khác nhau.
Phân chia bệnh truyền nhiễm theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn phát triển bệnh
Đây là quá trình mầm bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể tới khi bệnh phát những triệu chứng đầu tiên. Ở trong giai đoạn này, người bệnh rất khó có thể cảm nhận được những thay đổi của cơ thể hay các triệu chứng của bệnh. Giai đoạn này gọi là nung bệnh dài hay ngắn đều phụ thuộc vào các loại bệnh, số lượng hay độc tính của mầm bệnh này và sức đề kháng tốt hay xấu nữa. Một số tài liệu của Trường Cao đẳng Y Dược cung cấp cho biết, về căn bệnh truyền nhiễm như thời gian ủ bệnh này có thể rất ngắn chỉ vài giờ nhưng cũn có thẻ dài tới vài tháng.
Mầm bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể
- Giai đoạn phát bệnh
Triệu chứng đầu tiên đó là khoảng thời gian bắt đầu xuất hiện bệnh nhưng không phải lúc bệnh đã nặng và phát triển nhất. Bệnh sẽ phát theo 2 hướng đó là: từ từ hoặc đột ngột. Những đặc điểm không được bỏ qua đó là bị bệnh và kèm theo sốt và đây cũng là một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên đó là sốt.
- Giai đoạn bệnh phát hoàn toàn
Đây là giai đoạn mầm bệnh đang phát triển không ngừng, khoảng thời gian bệnh bị nặng nhất và có đầy đủ những biểu hiện của bệnh. Giai đoạn này là giai đoạn nguy hiểm và có các biến chứng thường gặp, thậm chí có lúc có những biểu hiện của triệu chứng các cơ quan khác nhau.
- Giai đoạn bệnh dần giảm
Theo kinh nghiệm của Dược sĩ đã tốt nghiệp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết, nếu sức để kháng của cơ thể người bệnh tốt, cộng thêm tác động điều trị tích cực thì mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau và các triệu chứng của bệnh cũng dần mất đi. Tuy nhiên nếu không được can thiệp kịp thời khiến bệnh diễn ra trong thời gian dài thì bệnh có thể gây ra những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
Giai đoạn mầm bệnh đang phát triển không ngừng
- Giai đoạn hồi phục bệnh
Khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục. Điều này có nghĩa chúng đã trở lại hoạt động bình thường. Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh lơ là mà cần tiếp tục nghỉ ngơi, sinh hoat và làm việc khoa học để quá trình bình phục diễn ra nhanh nhất.
Đó là những thông tin cơ bản về bệnh truyền nhiễm mà người bệnh không thể bỏ qua nhằm tự chăm sóc và bảo vệ bản thân trước các nhân tố gây bệnh. Tuy nhiên điều chắc chắn rằng, bản thân mỗi người cần nâng cao sức đề kháng cũng như hạn chế các tác nhân gây bệnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Nguồn: benhhoc.edu.vn