Hiểm họa khôn lường của đau thần kinh tọa

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau thần kinh tọa không hẳn chỉ là cơn đau thông thường khi làm việc nặng hoặc sai tư thế vì nếu để bệnh chuyển nặng, bạn sẽ có nguy cơ mất khả năng lao động.

Đau thần kinh tọa gây nhiều khó khăn trong lao động sinh hoạt

Đau thần kinh tọa ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trường hợp nhẹ vẫn đi lại, làm việc được nhưng khi hoạt động nhiều có thể tái phát. Trường hợp nặng cơn đau sẽ diễn ra mọi lúc dậm mạnh chân, ho mạnh, hắt hơi, đại tiện cũng khó khăn, có thể làm mất khả năng lao động.

Thế nào là đau thần kinh tọa?

Thần kinh tọa còn gọi là thần kinh hông to là dây thần kinh lớn nhất cơ thể đi từ thắt lưng mông xuống mặt sau đùi và cẳng chân, chịu trách nhiệm chi phối các hoạt động của chân trong các hoạt động đi, đứng ngồi.

Dây thần kinh tọa và cơ chế gây đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông, thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh tọa

Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc đau thần kinh tọa, đây là bệnh thường gặp ở những người lao động nặng nhọc, nam nhiều hơn nữ, đặc biệt là người cao tuổi.

Những nghề có đặc điểm công việc gò bó tư thế làm việc phải ngồi nhiều, đứng nhiều, công nhân bốc vác, vận động viên cử tạ… cũng dễ mắc bệnh và tái phát bệnh hơn.

Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

Mang vác, lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột làm tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, nhưng nguyên nhân chính là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng.

Mang vác lao động nặng là nguyên nhân chủ yếu gây đau thần kinh tọa

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác gây ra chứng đâu thần kinh tọa như chấn thương trực tiếp vào dây thần kinh tọa, gãy xương cột sống thắt lưng, gãy xương chậu, do tiêm trực tiếp vào dây thần kinh tọa hay do tiêm thuốc thuốc dạng dầu ở mông lan tới dây thần kinh toạ, phẫu thuật áp-xe mông. Các khối u: màng tủy, đốt sống, u thần kinh, u di căn từ các ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, vú, phổi, thận, đường tiêu hoá, bệnh đa u tủy xương, u lympho. Nhiễm khuẩn cột sống: viêm cột sống do tụ cầu, thường gặp sau các nhiễm khuẩn ngoài da, tiết niệu, phổi; viêm cột sống do lao, thứ phát sau lao phổi; áp-xe ngoài màng cứng…

Biểu hiện của đau thần kinh tọa

Đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá chân và tận các ngón chân là dấu hiệu của đau thần kinh tọa.

Mức độ nghiêm trọng của cơn đau ở trong từng trường hợp là khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, có cảm giác đau như đang bị thiêu đốt. Trong khi đó có một số người lại trải qua cảm giác đau giống như một cú xóc hoặc điện giật dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương.

Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến một bên chân và đau hơn khi ho, hắt hơi, ngồi xuống. Người mắc bệnh thần kinh tọa cũng cảm thấy tê liệt, yếu và ngứa ran ở chân. Khi bệnh nặng chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.

Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa

Để điều trị đau thần kinh tọa một cách hiệu quả phải kết hợp các phương pháp nội khoa, đông y, tây y, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. nghỉ ngơi tuyệt đối, bệnh nhân phải nằm giường cứng, tránh nằm võng hay ngồi ghế dựa. Tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người…

Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, kéo giãn cột sống, nắn cột sống, thể dục trị liệu, chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, đắp sáp nến, có thể dùng liệu pháp tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng…

Vật lý trị liệu điều trị đau thần kinh tọa

Thuốc điều trị cần dùng các thuốc chống viêm không steroid như voltaren, ticotil, mobic… và thuốc chống hư khớp như piascledin. Nếu người bệnh có đau dạ dày tá tràng phải dùng kèm theo các thuốc băng niêm mạc dạ dày như phosphalugel, gastropulgit hay thuốc ức chế bài tiết dịch vị dạ dày như famotidin, omeprazol, có thể dùng các thuốc kết hợp khác như thuốc giảm đau paracetamol, efferalgan codein, diantalvic, thuốc giãn cơ myotral, mydocalm, myonal,…

Phẫu thuật các trường hợp: thể liệt, hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống thắt lưng, đau không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc hay tái phát và phải theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: bệnh học