Hoa đẹp, vị thuốc hay từ cây lan gấm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây lan gấm không chỉ mang đến thẩm mỹ cao khi cho cây và hoa đẹp mà còn giàu dược tính nên được Đông y bào chế thành thuốc chữa nhiều bệnh.

Cây lan gấm - vị thuốc đông y trị bách bệnh

Cây lan gấm – vị thuốc đông y trị bách bệnh

Sơ điểm về cây lan gấm

Lan gấm được gọi với các tên khác nhau như lá gấm, Kim tuyến liên, Mộc sơn thạch tùng, tên khoa học là Anoechilus Roxburglihayata thuộc họ Lan (Orchidaceae).

Lan gấm là loại địa lan, thân bò rồi đứng, thường thấy mọc hoang tại những nơi vùng núi, chẳng hạn như vùng rừng già tại Đà Lạt, Đơn Dương, Lâm Đồng, Lạc Dương, Di Linh… của nước ta. Bên cạnh đó, lan gấm cũng mọc ở nhiều nước khác như Đài Loan, Trung Quốc và được bày bán tại các hiệu thuốc Đông duocj.

Lan gấm cho cây và hoa đẹp. Vì thế đây là loại cây được khá nhiều người ưa thích và dùng làm cảnh. Đặc biệt lan gấm rất giàu dược tính nên được thu hoạch hàng nằm để bào chế thành thuốc chữa trị bệnh.

Theo Y học cổ truyền, lan gấm vị vị ngọt, tính mát, tác dụng làm khí huyết lưu thông, bổ âm nhuận phế, làm mát phổi, làm tăng cường sức khỏe, mát máu, an thần. Cây thuốc có tính kháng khuẩn nên còn được sử dụng để điều trị viêm gan mạn tính, viêm phế quản, trị các chứng bệnh như thần kinh suy nhược, ho khạc ra máu, trị lao phổi, gây mất ngủ, phổi kết hạch, kém ăn, tiêu hóa kém, chán ăn.

Bên cạnh đó, lan gấm còn được sử dụng để trị suy thận, phong thấp, giải nhiệt, tăng huyết áp, di tinh, đau lưng, tiêu đờm, giải độc,…

Bài thuốc trị bệnh từ lan gấm

Toàn bộ bộ phận của cây lan gấm đều được sử dụng làm thuốc. Người bệnh có thể dùng cây tươi hay cây khô sắc uống. Liều lượng trung bình cho loại thuốc sắc trong 1 ngày là 20g tươi, hoặc 5g khô.

Dùng toàn bộ cây tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi vết thương sưng đau nếu đắp ngoài.

Cây lan gấm có thể dùng tươi hoặc khô để sắc

Cây lan gấm có thể dùng tươi hoặc khô để sắc

Thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ cây lan gấm (kim tuyến liên) mà bạn có thể tham khảo như sau:

Nhuận phổi, làm mát máu,  trị bệnh phổi: Lấy kim tuyến liên 20 phân, sắc uống với nước đường (theo đơn thuốc của ông trung y Khưu Tải Phúc, Đài Loan).

Trị thổ huyết, bệnh phổi: Dùng kim tuyến liên 20 phân hầm với thịt nạc ăn (theo các trung y tại Đài Loan: Ông Vương Chánh Hùng, ông Hà Thiên Tống và ông Trần Bỉnh Diêu).

Chữa chứng đau lá lách: Sử dụng kim tuyến liên 20 phân, chi tử 20 phân, rễ đạm trúc diệp 20 phân, sắc uống (Theo đơn thuốc của trung y Trịnh Mộc Vinh tại Đài Loan).

Làm mát máu, trị bệnh tăng huyết áp: Lấy kim tuyến liên 20 phân, sắc lấy nước thuốc uống với nước đường (theo đơn thuốc của trung y Đài Loan ông Diệp Hải Ba).

Theo Đông y nước ta:

Chữa thần kinh suy nhược, gây mất ngủ: lan gấm 25g, hoa nhài 12g, hoa thiên lý 10g, tâm sen 8g, huyền sâm 10g, mạch môn 15g, ngưu tất 8g, hoài sơn 12g, quyết minh tử 20g, cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 thang.

Chữa ho khạc ra máu: lan gấm 30g, huyền sâm 20g, mạch môn 25g, ngưu tất 15g, hoài sơn 20g, quyết minh tử 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 5 – 7 thang.

Chữa kém ăn: lan gấm 25g, liên nhục 8g, hoài sơn 10g, sơn tra 6g, huyền sâm 20g, trần bì 5g, quyết minh tử 5g. Sắc lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày (ngày 1 thang), cần uống 5 – 7 thang liền.

Những thông tin trên không phải là tất cả và thay thế cho lời khuyên của bác sĩ/thầy thuốc có chuyên môn. Vì vậy hay đến các cơ sở y tế, bệnh viện có chuyên môn để khám và điều trị đúng cách.

Nguồn: benhhoc.edu.vn