Hướng dẫn cách dùng tỏi phòng chống cúm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tỏi không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc với tác dụng phòng và điều trị bệnh, trong đó bao gồm bệnh cúm. Tuy nhiên cách dùng chúng như thế nào trong việc phòng cúm thì chưa chắc ai cũng biết.

Tỏi có nhiều tác dụng trong phòng và trị bệnh

Tỏi có nhiều tác dụng trong phòng và trị bệnh

Tác dụng của tỏi trong phòng và trị bệnh

Tỏi là loài thực vật thuộc họ hành và cùng họ với các loại hành. Tỏi quen thuộc trong đời sống của mỗi người khi được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn, làm gia vị và làm thuốc trong tây y cũng như đông y được đánh giá hiệu quả cao.

Trong tỏi chứa rất nhiều chất Alliin, trong quá trình nghiền và xay với tác dụng của enzim sẽ biến đổi chất alliin sang allicin – thành phần đặc trị các bệnh cảm cúm, ho, tác dụng long đờm.

Theo các Y sĩ Y học Cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tỏi như một loại khác của kháng sinh và chữa được nhiều bệnh và được dùng hằng ngày trong các bữa ăn.

Tác dụng của tỏi có thể được kể đến như:

  • Điều trị cảm cúm.
  • Điều trị tim mạch.
  • Tác dụng diệt khuẩn.
  • Tác dụng tốt cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Tác dụng với bệnh ung thư.

Cách dùng tỏi phòng bệnh cúm hiệu quả

Hiệu quả kháng virus, kháng khuẩn của tỏi là điều khó có thể bàn cãi. Tuy nhiên việc sử dụng chúng như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc phòng cúm cao nhất thì bạn cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, thầy thuốc y học cổ truyền.

Bài thuốc Tỏi ngâm giấm cùng gừng phòng bệnh cúm

Bài thuốc Tỏi ngâm giấm cùng gừng phòng bệnh cúm

Dưới đây là những cách dùng tỏi cụ thể mà bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng khi cần thiết:

Cách 1: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, đem rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần.

Ngoài ra bạn có thể dùng nửa tép tỏi, đem giã nhuyễn trong chén sạch, tiếp đến cho 10ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, gạn bỏ bã, chỉ lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

Cách 2: Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500ml. Tỏi và gừng đem rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm. Lưu ý lọ ngâm cần bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.

Cách 3: Tỏi 2 củ, lá sen 10g, lá tre tươi 20g, lá cải củ 30g. Tất cả đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

Cách 4: Tỏi 60g, đậu xị 30g. Đem tất cả nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.

Cách 5: Tỏi 25g, hành củ 50g. Đem tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.

Cách 6: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.

Cách 7: Tỏi 6g, lá đại thanh 20g, lá bạc hà 6g, rễ chàm 12g. Tất cả các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào trong một cái chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.

Cách 8: Tỏi 10g, lá ngải cứu 30g, lá bạc hà 20g, thạch xương bồ 12g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g. Đem các vị thuốc giã nát rồi bỏ vào trong một cái túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.

Trên đây là những bài thuốc phòng chống cúm mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên điều này không thể thay thế cho lời khuyên của các thầy thuốc, bác sĩ. Do đó bạn cần thực hiện ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc khoa học và đến bệnh viện nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Nguồn: benhhoc.edu.vn