Có những liệu pháp điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng vô cùng đơn giản, giúp bệnh nhân có thể phục hồi chức năng với những bài tập ngay tại nhà.
- Các phương pháp trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Điều trị bệnh thoái hóa khớp nên kiên những thứ gì?
- Những nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cực kì nguy hiểm
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến ở nhiều người
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không còn xa lạ với nhiều người khi bước vào độ tuổi trung niên, thậm chí là người trẻ. Muốn điều trị bệnh hiệu quả, hiểu về bệnh là yếu tố rất quan trọng. Tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh sẽ giúp bạn đối phó với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả hơn.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm nằm ở khe giữa 2 cột sống có lớp vỏ sợi bọc nhân nhầy. Nhờ tính đàn hồi, đĩa đệm được xem là bộ phận giảm xóc, bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương.
Theo thời gian, đĩa đệm mất đi độ đàn hồi, nhân nhầy có tác dụng bôi trơn bị khô, vòng sụn bên ngoài bị xơ hoá hoặc rạn nứt và bị rách. Chỉ cần có tác động mạnh, nhân nhầy sẽ thoát vị ra ngoài qua vị trí rách đó, đồng thời chui vào cột sống, chèn ép dây thần kinh, tạo ra những cơn đau vùng cột sống.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh cơ xương khớp phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:
- Đau nhức lưng khi khom cúi người
- Những cơn đau âm ỉ khi đứng hoặc nằm sấp quá lâu
- Đau nhức ngang thắt lưng, lan xuống cả vùng mông
- Cảm giác khó chịu như kim châm khi vận động mạnh.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm như một bộ phận giảm xóc, có chức năng hỗ trợ cột sống chuyển động linh hoạt, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng chính các động tác thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày, tuổi tác hay trọng lượng cơ thể đều gây áp lực lên cột sống và làm gia tăng nguy cơ gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
Lao động nặng là một trong những nguyên nhân chính
gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
- Lao động nặng, đặc biệt là những công việc phải mang vác vật quá sức
- Chấn thương hoặc tiền sử phẫu thuật ở vùng cột sống
- Thói quen ngồi làm việc, học tập, chơi thể thao sai tư thế
- Yếu tố di truyền từ bố mẹ về những khiếm khuyết ở cột sống hay các bệnh lý như vẹo cột sống, gai cột sống, gù lưng…
- Quá trình lão hóa.
- Thừa cân, béo phì, cơ thể có trọng lượng quá nặng sẽ làm tăng sức nặng cho cột sống và gây thoát vị đĩa đệm.
Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng chính là hậu quả của việc cột sống bị thoái hóa. Vì thế, muốn phòng tránh bệnh thoát vị thì cần phải bảo vệ các đốt sống luôn được khỏe mạnh. Muốn làm được điều đó, thì ngay lúc này hãy thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn bằng cách:
- Lao động vừa sức, việc nằm, ngồi hay đứng đi lại cũng cần phải thực hiện một cách khoa học, đúng tư thế.
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để điều hòa sự lao động và phục hồi đĩa đệm.
- Tránh tình trạng mang vác vật nặng, gây ảnh hưởng đến sức chịu đựng của cột sống.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, không dùng các chất kích thích.
- Tập luyện thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe theo định kỳ 6 tháng/1 lần.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các liệu pháp giảm đau tại nhà
Thư giãn: Bạn có thể tìm một nơi thoải mái để nằm xuống nghỉ ngơi bằng cách đặt gối mềm dưới đầu và đầu gối.
Đi bộ: Đi bộ nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút mỗi 2-3 tiếng đồng hồ để giữ cột sống, lưng thẳng và hạn chế được áp lực.
Liệu pháp nóng-lạnh: Ngâm nước ấm hay chườm đá lạnh vào vị trí đau góp phần loại bỏ cảm giác đau và mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân.
Các liệu pháp điều trị kết hợp
Thuốc giảm đau có thể làm giảm cơn đau tạm thời nhưng không thể điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do đó, nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị kết hợp giữa trị liệu thần kinh cột sống và các bài tập vật lý trị liệu.
Bệnh nhân nên tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị dứt điểm bệnh mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Phương pháp trị liệu nắn chỉnh cột sống
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh cột sống) giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện khả năng vận động của lưng bằng việc tác động lực trực tiếp, giúp nới lỏng các áp lực trên các mô cơ, từ từ đưa cột sống trở về trạng thái cân bằng. Song song với trị liệu thần kinh cột sống, máy trị liệu DTS thế hệ mới giúp kéo giãn giảm áp lên cột sống, để bệnh nhân có thể hồi phục chức năng nhanh chóng với hiệu quả dài lâu.
Nguồn: benhhoc.edu.vn