Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sau Điều Trị Lồng Ruột

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Lồng ruột là bệnh lý nghiêm trọng do một khúc ruột di chuyển vào bên trong khúc ruột khác. Khối lồng dịch chuyển xuống phía dưới và ngăn cản thức ăn. Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý chế độ dinh dưỡng vì trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ tái phát.

cahm-soc-tre-sau-dieu-tri-long-ruot-can-luu-y

Trẻ sau điều trị lồng ruột cần chăm sóc đặc biệt

Lồng ruột khi trẻ đang bú

Sau điều trị, trẻ mắc bệnh lồng ruột vẫn có nguy cơ tái phát

– Bé đang khỏe mạnh, chơi đùa đột ngột khóc thét, đầu gối co về phía ngực. Cơn đau ngắt quãng, lần sau kéo dài, mạnh hơn trước, khoảng cách cơn đau ngắn dần.

– Bé mệt mỏi, bỏ bú, nôn trớ. Sau khi xuất hiện cơn đau đầu tiên khoảng 6-8 giờ, bé có thể đi ngoài ra phân lẫn chất nhầy hoặc máu tươi.

– Khi bệnh tiến triển, trẻ mệt lả vì mất nước, sốt li bì, da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, một số trẻ có thể bị sốc.

– Cha mẹ nên lưu ý với trẻ bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay tiền sử từng bị lồng ruột thì việc trẻ đột nhiên quấy khóc từng cơn cũng là dấu hiệu có thể trẻ bị lồng ruột.

Lồng ruột ở trẻ từ 2-3 tuổi

Bác sỹ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm

Trẻ ở độ tuổi này bị bệnh lồng ruột sẽ xuất hiện cơn đau lâm râm, dễ nhầm lẫn với viêm ruột thừa. Biến chứng tắc ruột và hoại tử ruột ít khi xảy ra do búi lồng lỏng hơn.

Chẩn đoán lồng ruột dựa trên thăm khám lâm sàng và siêu âm ổ bụng. Khám ổ bụng, bác sỹ có thể sờ thấy khối u bất thường, di động và đau. Thăm trực tràng thấy dính máu ở găng tay.

dưa-tre di-kham-khi-co-dau-hieu-bat-thuong

Khi trẻ có dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đên bác sỹ khám ngay

Lồng ruột diễn biến rất nhanh, nên đưa trẻ tới cơ sở cấp cứu ngoại khoa khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú, nôn trớ. Bác sỹ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm.

Trẻ bị lồng ruột sẽ được tháo lồng bằng hơi thông qua việc đặt ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với áp lực vừa phải, đến khi khối lồng hoàn toàn được tháo ra.

Nếu cấp cứu quá muộn (trên 6 giờ), trẻ dễ bị nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột hoặc thủng ruột, cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng hoặc cắt bỏ cả đoạn ruột. Tuy nhiên, việc chăm sóc trẻ lồng ruột và hồi sức sau mổ rất phức tạp. Trẻ dễ tử vong vì suy kiệt và viêm phổi nặng.

Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột

– Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý chế độ dinh dưỡng

– Trẻ em sau tháo lồng thường có các dấu hiệu về tiêu hóa, thậm chí sau thời gian dài, các chức năng tiêu hóa mới hoạt động bình thường. Cho bé ăn uống bình thường đến khi bé trung tiện và đi ngoài được.

cham-soc-tre-sau-dieu-tri-long-ruot

Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý chế độ dinh dưỡng

– Với trẻ đang bú, mẹ cần cho bé bú và ăn dặm bình thường, số lượng tăng dần. Đồ ăn dặm phải dễ tiêu: cháo nấu nhừ, xay nhuyễn rau và thịt cho vào cháo, tăng cường rau xanh, hạn chế chất mỡ.

– Trẻ mắc bệnh lồng ruột sau khi được điều trị vẫn có nguy cơ tái phát.

– Chăm sóc trẻ sau điều trị lồng ruột cần lưu ý, nếu trẻ đi ngoài ra máu, chướng bụng, sốt, cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa nhi để được điều trị kịp thời.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược