Mách nhỏ một số bài thuốc Đông y chữa bệnh loãng xương hữu ích

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Để giúp các bạn có thể điều trị căn bệnh loãng xương một cách hiệu quả nhất, bài viết này các giảng viên Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xin chia sẻ một số bài thuốc điều trị bệnh loãng xương vô cùng hiệu nghiệm.

Mách nhỏ một số bài thuốc Đông y chữa bệnh loãng xương hữu ích

Mách nhỏ một số bài thuốc Đông y chữa bệnh loãng xương hữu ích

Các chuyên gia Bệnh cơ xương khớp cho chia sẻ Loãng xương là một căn bệnh thường mắc phải ở người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh, loãng xương thường diễn biến thầm lặng nhưng lại khá nguy hiểm, gây ra nhiều đau nhức, kéo dài lâu sẽ để lại nhiều biến chứng đáng tiếc cho người bệnh. Hiện nay có khá nhiều người người bệnh đã đi chữa bệnh loãng xương ở nhiều nơi nhưng vẫn không thuyên giảm, cho nên họ có xu hướng tìm về với những bài thuốc cổ truyền chữa bệnh loãng xương hiệu quả trong dân gian. Bởi vì những bài thuốc này không những giúp điều trị bệnh hiệu quả mà còn nâng cao được sức khỏe, không để lại bất kì tác dụng phụ nào khác. Dưới đây các giảng viên Vật lý trị liệu tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xin được chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh loãng xương hiệu quả trong dân gian cụ thể như sau:

Loãng xương thể huyết ứ

Biểu hiện: Các khớp đau nhức, da bị sạm, cơ thể mỏi mệtchất lưỡi tía, có thể xuất hiện những điểm xuất huyết. Cách trị: Hoạt huyết, tán kết, hóa ứ, giảm đau.

Sử dụng bài thuốc: huyết đằng 12 g, tô mộc 20g, hồng hoa 10g, hoàng kỳ 16g,  xuyên khung 12g, bạch truật 12 g, ngải diệp 10g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, hương phụ tử chế 12g, xa tiền 12g, trần bì 10g, uất kim 10g, cam thảo 12 g. Người bệnh sử dụng bài thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trên đây là một số những Bài thuốc nam chữa bệnh loãng xương hiệu quả trong dân gian, người bệnh hoàn toàn áp dụng để điều trị bệnh loãng xương mà không hề gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên nên lưu ý sử dụng với liều lượng vừa phải, không được lạm dụng quá nhiều sẽ có phản ứng ngược. Các giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại  Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến khích rằng người bệnh cũng phải kết hợp chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tăng khẩu phần ăn giàu canxi, vận động nhẹ nhàng , phơi nắng sớm để hấp thụ vitamin D giúp xương chắc khỏe.

Tùy vào tình trạng bệnh tình và sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ cho liều lượng thuốc tăng giảm khác nhau để phù hợp và hiệu quả nhất, vì thế khi phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh loãng xương bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và kê đơn thuốc điều trị bệnh hiệu quả kịp thời.

Loãng xương gây tác động xấu đến xương người bệnh

Loãng xương gây tác động xấu đến xương người bệnh

Loãng xương thể thận âm suy tổn

Biểu hiện: Người bệnh cảm thấy hoa mắt, mỏi gối, đau lưng, vận động chậm chạp, mắt kém, đau răng, tai ù, tâm phiền, đại tiện táo kết, lợi sưng, rụng tóc, tinh thần mệt mỏi. Cách trị: Bồi bổ thận âm, dưỡng tinh tủy.

Sử dụng bài thuốc: Hoài sơn 10g, thục địa 12g, trạch tả 12 g, quy bản (sao) 12g, sơn thù 12g, đan bì 10g, bạch linh 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, cam thảo 12g, viễn chí 10g,  khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16 g. Người bệnh sắc uống mỗi ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Loãng xương thể thận dương hư

Biểu hiện:  Người bệnh cảm thấy lưng, ốm yếu, gối mỏi, cơ thể luôn mệt, chân tay không có lực, lưng và chân tay thường bị lạnh, liệt dương, chóng mặt, hoa mắt,  tiểu đêm nhiều lần, đi tiêu phân lỏng… Cách trị: Bồi bổ thận dương, cường kiện gân cốt.

Sử dụng bài thuốc: Ngưu tất 16g, ngũ gia bì 16g, nam tục đoạn 16g, tang ký sinh 12g, cẩu tích 12g, tần giao 12 g, đỗ trọng 10 g, quế 6g, kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, đại táo 10g, dâm dương hoắc 10g, cam thảo 12g. Người bệnh dùng bài thuốc trên mỗi ngày sắc 1 thang uống 3 lần, sử dụng đều đặn sẽ thấy kết quả tốt.

 Loãng xương thể tỳ hư

Biểu hiện: Cơ thể người bệnh gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc, bụng hay bị lạnh, phân lỏng, cơ thể nặng nề, ngại vận động, da niêm lưỡi nhợt, mạch trầm tế. Sử dụng bài thuốc: bạch truật 12g, phòng sâm 12g lá lốt 12g, thần khúc 12g, hậu phác 12g, sơn tra 10g, bán hạ 10g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g, bạch linh 10g, chích thảo 10g. Người bệnh sử dụng thang thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần.

Nguồn: benhhoc.edu.vn