Món ăn thuốc từ Kê tốt cho người đái tháo đường, đau dạ dày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa; tác dụng kiện tỳ, hòa vị, thanh nhiệt, bổ thận. Không chỉ được sử dụng trong các bài thuốc mà còn là trong các món ăn bài thuốc.

Cây kê

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Kê là hạt và mầm hạt

Thông tin cơ bản về hạt Kê

Kê có nguồn gốc từ Ấn Độ, còn có tên lật mễ, tiểu mễ, lật cốc, cốc nha,.

Tên khoa học: Setarica italica L., họ Lúa (Poaceae).

Bộ phận dùng làm thuốc là hạt và mầm hạt (cốc nha và túc nha).

Theo nghiên cứu, hạt kê có 73% carbonhydrat; 2,9% lipid; các loại đường; sinh tố nhóm B; 10,8% protein; khoáng chất (Ca, P, Fe).

Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa; tác dụng ngừa sỏi thận, đái tháo đường, lợi tiểu và tiêu chảy; là lương thực tốt cho người miệng hôi, mắc chứng khó tiêu, tỳ vị hư nhược và người đau dạ dày. Bên cạnh đó, Kê còn là món ăn tốt cho người bị thấp khớp, làm dịu các cơn khi sinh đẻ.

Ở Việt Nam, bánh đa kê, chè kê, cháo kê thịt gà là đặc sản của một số vùng miền. Đồng thời, Kê còn là 1 món ăn trong 10 sở thích của người sống trường thọ.

Món ăn thuốc từ hạt Kê

Theo Y học cổ truyền, kê vị ngọt mặn, tính mát; vào tỳ, vị, thận. Thích hợp với những người bị tỳ vị hư nhiệt với các triệu chứng: nôn oẹ, nôn ói, ra thức ăn (phản vị), đái tháo đường, tiêu chảy…

Liều dùng, cách dùng: 20-150g/ngày. Bạn có thể nấu, hầm, chưng. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc sau:

Cháo kê: kê 200g, bột mỳ 100g, trộn đều, nấu cháo. Ăn khi đói, ngày 2 lần. Thích hợp cho người cao tuổi, ăn không tiêu, tỳ vị hư nhược, người gầy, sút cân.

Cháo kê đại táo: kê (đã xát vỏ) 200g, đại táo 10-12 quả. Nấu cháo thêm đường. Dùng tốt cho người già, trẻ em rối loạn tiêu hóa, ăn kém, tiêu chảy, mỏi mệt.

Hạt kê

Hạt kê

Cháo kê trúc diệp: kê (đã xát vỏ) 200g, đạm trúc diệp 40-60g. Đạm trúc diệp thái nhỏ, sắc lấy nước bỏ bã; kê nấu với nước đạm trúc diệp thành cháo.

Món ăn thuốc nay thích hợp cho người bị say nóng, cảm nắng, tim đập mạnh, hồi hộp kích ứng, giật tay chân (kinh phong, phong nhiệt).

Cháo kê khoai lang: kê 60g, khoai lang 60g. Khoai lang rửa sạch gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Thích hợp cho người tỳ vị hư nhược, đái tháo đường, theo thầy thuốc Hữu Định – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Cháo kê hà thủ ô: kê 50g, trứng gà 2 quả, hà thủ ô 30g. Kê nấu với hà thủ ô thành cháo, cháo chín gắp bỏ bã thuốc, đập trứng gà vào, cho thêm chút đường trắng, khuấy đều, đun sôi là được. Ăn khi đói. Cháo kê hà thủ ô rất tốt cho người bị thoát vị, sa dạ dày trực tràng, sa tử cung.

Chè kê đường phèn: kê 150-250g (đã xát vỏ), đường phèn vừa đủ. Kê nấu chín, cho đường vào đánh tan, đun sôi. Tác dụng chữa âm hư háo khát. Bài thuốc thích hợp cho người lao động hay phòng dục quá độ khiến người ho, nóng hâm hấp, ra mồ hôi trộm, mất ngủ.

Cơm kê: kê (đã xát vỏ) 250g, nấu xôi cơm, ăn bữa chính. Cơm kê đặc biệt tốt cho người đái tháo đường, lao phổi, phụ nữ sau đẻ, người suy nhược cơ thể, người bệnh mạn tính dài ngày, trẻ em suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên cần nhớ rằng, không ăn kê với hạnh nhân để tránh gây nôn ói, tiêu chảy. Đồng thời để bảo vệ sức khỏe bản thân, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: suckhoedoisong.vn – benhhoc.edu.vn