Người bệnh ung thư bạch cầu chế độ dinh dưỡng như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất không góp phần giúp người bệnh ung thư bạch cầu có một sức khỏe ổn định mà còn góp phần trong quá trình điều trị bệnh.

Người bệnh ung thư bạch cầu chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM, chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bị ung thư bạch cầu có sức khỏe vượt qua tác dụng phụ khi điều trị.

Bạch cầu là căn bệnh ung thư do quá trình tạo tế bào máu trong tủy xương bị biến đổi, tạo ra các tế bào bạch cầu ác tính. Những người bị bệnh ung thư bạch cầu thường có các triệu chứng như: Sưng hạch bạch huyết, dễ chảy máu, đau xương, mệt mỏi dai dẳng.

Điều trị bệnh ung thu bạch cầu rất phức tạp, tùy thuộc vào từng loại ung thư bạch cầu và các yếu tố liên quan khác. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cho người bệnh trải qua những đợt điều trị lâu dài và có khả năng chiến thắng bệnh tật. Hôm nay hỏi đáp bệnh học sẽ trả lời về chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh ung thư bạch cầu như sau.

Người bệnh ung thư bạch cầu chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt

Bệnh bạch cầu có biểu hiện chính là bị thiếu máu, chính vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt sẽ rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Chất sắt có nhiều trong gan động vật (gan ngỗng, gan lợn rất tốt), lòng đỏ trứng, đậu Hà Lan, đậu đen…

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Protein có vai trò trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các mối nguy hại luôn rình rập xung quanh như các loại vi khuẩn, vi-rút, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu nên tích cực bổ dung các loại thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành, thịt nạc, nội tạng động vật, trứng, cá…

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin

Các nghiên cứu y tế nước ngoài đã chỉ ra rằng, vitamin C có thể ngăn chặn được sự lây lan của các tế bào ung thư, nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau và trái cây như cam, xoài, đu đủ, cà chua, súp lơ xanh…

Bên cạnh đó, dược sĩ Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia sẻ vitamin A có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh khác xâm nhập vào cơ thể yếu ớt của bệnh nhân bị bạch cầu, tốt cho hệ miễn dịch, hạn chế sự phá triển của các tế bào ung thư. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin A có thể kể đến như: Cà rốt, bí đỏ, rau bina, trứng gà, vịt…

Các chất chống oxy hóa như Vitamin E, kẽm, vitamin D, B6, B12… hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm tác dụng phụ của các đợt điều trị bệnh, có nhiều trong măng tây, thịt gà, quả hạnh nhân, cải xoong…

Việc hỗ trợ bệnh nhân ung thư bạch cầu qua chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

 Theo benhhoc.edu.vn