Người bị ăn không tiêu cần làm như thế nào để khắc phục?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Sau khi ăn thức ăn được nhiều giờ nhưng bạn vẫn cảm thấy no, chướng bụng và khó chịu đây được gọi là tình trạng ăn không tiêu. Vậy khi gặp tình trạng này cần khắc phục như thế nào?

Ăn không tiêu có thể do việc ăn uống thiếu khoa học, ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột, thức ăn nhanh

Ăn không tiêu là bệnh lý gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, ăn không tiêu hay còn được gọi là chứng khó tiêu. Tuy nhiên đây thực chất là dạng hệ tiêu hóa bị rối loạn với nhiều triệu chứng điển hình như đầy bụng, ợ chua, ợ hơi và thỉnh thoảng thì vẫn có cảm giác đau bụng nhẹ. Chúng xuất hiện nhiều nhất sau các bữa ăn.

Dù không hình thành những căn bệnh đe dọa đến tính mạng, dễ khỏi sau một vài giờ nhưng trong trường hợp mãi vẫn không thuyên giảm thì chắc chắn bạn phải đối mặt với các bệnh lý về đường tiêu hóa như:

  • Dạ dày thiếu acid: Để cho việc tiêu hóa diễn ra bình thường thì dạ dày phải tiết đầy đủ acid. Một khi lượng acid tiết ra không đủ thì phần thức ăn sẽ không hấp thụ hết mà ứ đọng, lên men và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chướng bụng, khó tiêu.
  • Dạ dày thực quản bị trào ngược: Các cơ thắt trong thực quản đảm nhiệm chức năng như chiếc nắp đóng và mở lúc thức ăn được bổ sung vào cơ thể. Khi bộ phận này quá tải thì phần thức ăn và pepsin, acid, dịch vị sẽ trào ngược lên trên gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua và đắng miệng.
  • Rối loạn nhu động ruột làm ăn không tiêu: Khi mà rối loạn ống tiêu hóa thì thức ăn đương nhiên rất khó khăn khi xuống đến ruột, dễ tắc nghẽn. Thêm vào đó, phần thức ăn vẫn cứ tiếp tục được tiếp nạp thêm lại càng làm cho dạ dày đang đầy còn đầy hơn.
  • Dạ dày viêm loét: Đây là một trong những bệnh lý phổ biến của chứng bệnh ăn không tiêu. Theo đó người bị sẽ gặp các dấu hiệu như buồn nôn, chán ăn, đau bụng,…. Do vậy để không muốn tình trạng này xảy ra thì bạn nên thăm khám sức khỏe để được chẩn đoán và chữa trị đúng cách.
  • Sỏi mật: Đây thực ra là các mảnh vật dạng rắn hình thành bên trong của túi mật. Khi bị sỏi mật thì khả năng người bệnh tiết ra những chất giúp quá trình thức ăn tiêu hóa sẽ hạn chế hơn nhiều.
  • Ung thư dạ dày: Những ai không may phải chịu đựng bệnh ung thư dạ dày thì sẽ gặp các dấu hiệu như căng bụng, đầy bụng, chán ăn, ăn không tiêu, sụt cân,… Căn bệnh này gây nguy hiểm cực cao cho người bệnh, khả năng tử vong lớn.

Nguyên nhân ăn không tiêu là gì?

Bên cạnh chứng ăn không tiêu bắt nguồn từ một số bệnh lý thì chúng còn là hệ quả do một vài yếu tố điểm hình như:

  • Thói quen sinh hoạt, ăn uống không đúng cách.
  • Lactose không được dung nạp vào trong cơ thể.
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc Tây y.
  • Căng thẳng quá mức.

Triệu chứng của người ăn không tiêu như thế nào?

Ăn không tiêu là một bệnh thường gặp thường hiểu hiện rất rõ ràng và người bệnh hoàn toàn có thể nhận ra hoặc cảm nhận được như sau:

  • Chán ăn và buồn nôn.
  • Chướng bụng.
  • Đầy hơi.
  • Cảm giác no.
  • Mất ngủ.
  • Sụt cân.

Người bị ăn không tiêu cần khắc phục như thế nào?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, trong trường hợp bạn bị ăn không tiêu xuất hiện trong một thời gian dài mãi không thuyên giảm thì nên đi thăm khám để được đội ngũ bác sĩ chẩn đoán, tư vấn cách khắc phục hiệu quả. Bên cạnh đó để hạn chế tình trạng này thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Có thói quen ăn uống khoa học

Chính vì thói quen ăn uống không được khoa học thì mới xảy ra tình trạng ăn không tiêu xuất hiện nhiều. Do vậy ngay hôm nay bạn hãy thực hiện cho mình thói quen ăn uống khoa học, đó là đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, chọn các thực phẩm phải cân đối các thành phần về chất béo, đạm và tinh bột. Cũng như bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cho hệ tiêu hóa gồm sữa chua, chuối, gừng và rau xanh,…

Bên cạnh đó thì người bệnh nên hạn chế dùng các đồ ăn nhanh, đồ chiên rán và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Hạn chế dùng các chất kích thích có hại như bia, rượu, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga, những gia vị có tính chất cay nóng như ớt, mù tạt, đồ chua và hạt tiêu,…

Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý

Nên thực hiện các hoạt động vận động một cách thường xuyên với những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, đi bộ,… để tinh thần được thoải mái nhất có thể. Việc tinh thần được thoải mái sẽ làm cho hệ tiêu hóa làm việc một cách hiệu quả hơn. Hãy làm việc vừa phải, làm không quá sức, ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày để thư giãn, cơ thể nạp đầy đủ năng lượng.

Hạn chế sử dụng thuốc

Việc làm dụng quá nhiều các loại thuốc kháng viêm, giảm đau khi chưa được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa có thể khiến người uống gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó điển hình có chứng ăn không tiêu.

Đặc biệt hơn đối với các bệnh nhân bị ăn không tiêu do thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và thuốc lá hay sử dụng thực phẩm có chứa các loại hóa chất có hại, sống lâu trong một môi thường thường xuyên ô nhiễm,… thì cần phải tăng cường dùng các sản phẩm bảo vệ gan nhưng phải được sự đồng ý bác sĩ.