Phương thuốc trị bệnh từ cây cỏ nhọ nồi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cỏ nhọ nồi vị ngọt, tính hàn, mang trong mình nhiều công dụng phòng và trị bệnh. Hiện vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người sử dụng.

Cỏ nhọ nồi là vị thuốc hay trong y học cổ truyền

Cỏ nhọ nồi là vị thuốc hay trong y học cổ truyền

Đặc điểm cây cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, hạn liên thảo, hán liên thảo, mặc hán liên. Vị thuốc có công dụng trong việc giải độc, thanh nhiệt, mát huyết, bổ gan thận, cầm máu,…

Cỏ nhọ nồi dùng tươi hoặc sấy khô đều được.

Công dụng trị bệnh gan,vàng da và làm thuốc ăn khó tiêu, chữa đau răng, bổ tổng quát, choáng váng, giúp lành vết thương, theo tài liệu tại Ấn Độ. Tại Việt Nam, cỏ nhọ nồi được cho rằng có tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ nhọ nồi cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), tăng trương lực tử cung, cầm máu ở tử cung,…

Cỏ nhọ nồi còn còn được sử dụng trong điều trị bệnh nha chu, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, sưng gan, sốt xuất huyết, bó ngoài giúp liền xương, sưng bàng quang,…hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.

Một số tài liệu của Trung Quốc cho hay, cỏ nhọ nồi còn được sử dụng để chữa ung thư, phối hợp với những vị thuốc khác chữa ung thư bạch huyết, dạ dày, xương, họng, tử cung. Trong đó, để trị ung thư họng, người bệnh chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.

Bài thuốc điều trị bệnh từ cây cỏ nhọ nồi

Trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ BS. Hồng Hải chia sẻ một số bài thuốc thường dùng có cây cỏ nhọ nồi như sau:

– Giảm phì ẩm (thuốc giảm béo): cỏ nhọ nồi 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà hằng ngày.

– Chi huân ẩm (thuốc nhức đầu): Cỏ nhọ nồi 10g, xuyên khung 10g, đương quy 12g,  thanh khao 6g, thục địa 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị nhức đầu, huyết hư.

– Cánh niên an ẩm (thuốc cho phụ nữ mãn kinh: Cỏ nhọ nồi 9g, hoàng cầm 9g, sinh địa 12g, đương quy 9g, hồng hoa 9g, xuyên khung 6g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, ngưu tất 9g, lá dâu 9g, nữ trinh tử 9g. Sắc uống ngày 1 thang.

Cỏ nhọ nồi sau khi sấy khô

Cỏ nhọ nồi sau khi sấy khô

Tác dụng: Trị nhức đầu, phiền táo, ngủ không ngon giấc.

– Ích khí cố thận thang: Cỏ nhọ nồi 30g, thục địa 15g bạch thược 15g, , hoàng kỳ 60g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, thăng ma 6g, nữ trinh tử 15g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: thang ích khí bổ thận, trị xuất huyết tử cung.

– Thận viêm khang ẩm: Cỏ nhọ nồi 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương quy 10g, xích thược 15g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Trị viêm thận mạn tính, viêm cầu thận, lưng đau triền miên.

– Tiêu khát ẩm: lư căn tươi 30g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g,  nữ trinh tử 10g, cỏ nhọ nồi 10g. Sắc uống ngày một thang.

Tác dụng: Trị người gầy mệt mỏi, người mắc bệnh tiểu đường.

– Lợi trọc thang: Cỏ nhọ nồi 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Trị viêm tuyến tiền liệt.

– Dưỡng âm điều kinh thang: Cỏ nhọ nồi 12g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g, sinh địa 15g, thanh khao 10g, đan sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Tác dụng: Thang bổ âm điều kinh.

Các thầy thuốc y học cổ truyền lưu ý:

– Những đối tượng không nên dùng cỏ nhọ nồi gồm: người đại tiện lỏng, sôi bụng viêm đại tràng mạn tính.

– Cỏ nhọ nồi không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sảy thai nên các chị em đang mang thai không nên sử dụng.

Nguồn: benhhoc.edu.vn