Tất tần tật thông tin về hội chứng HELLP

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ với các biểu hiện như thiếu máu do tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu xuất hiện vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Bệnh nhân mắc hội chứng HELLP

Bệnh nhân mắc hội chứng HELLP

Yếu tố nguy cơ của hội chứng HELLP

Các chuyên gia Sinh sản – tình dục học cho hay, ở bệnh nhân nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, rối loạn chuyển hóa cũng như hội chứng kháng phospholipid (APLS) sẽ làm tăng rõ rệt nguy cơ mắc hội chứng HELLP (viết tắt của cụm từ Hemolysis, Elevated Liver enzymes, Low Platelet count).

Phụ nữ đã có hoặc có quan hệ (họ hàng) với bệnh nhân nữ trước đó đã mắc hội chứng HELLP thường có nguy cơ cao hơn trong các lần mang thai tiếp. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc hội chứng HELLP không liên quan đến một biến thể di truyền cụ thể nhưng rất có khả năng là sự kết hợp của các biến thể di truyền.

Dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán hội chứng HELLP

Bệnh nhân mắc hội chứng HELLP thường đã được theo dõi trước đó với tình trạng đã được nghi ngờ có thể diễn biến đến tiền sản giật (tăng huyết áp và protein niệu) hoặc tăng huyết áp do thai nghén. Trường hợp xảy ra sau khi sinh chiếm khoảng 8%.

Hội chứng HELLP được chẩn đoán xác định bằng các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau:

– Triệu chứng lâm sàng:

  • Phần lớn hội chứng HELLP xuất hiện trên nền một nhiễm độc thai nghén như tiền sản giật hoặc sản giật.
  • Các triệu chứng bao gồm: cảm giác khó chịu (90%), đau thượng vị (65%), nhức đầu (31%), buồn nôn và nôn.

– Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Tan máu do tổn thương vi mạch.
  • Tăng men gan, nguyên nhân là do thiếu máu tại gan, có thể dẫn đến nhồi máu gan, gây đau vùng hạ sườn phải.
  • Giảm tiểu cầu do ngưng kết trong lòng mạch, do lớp nội mô bị tổn thương lan tỏa

– Phân loại hội chứng HELLP:

  • Theo MEMPHIS: Hội chứng HELLP một phần (có 1 hoặc 2 dấu hiệu bất thường); Hội chứng HELLP đầy đủ: gồm đầy đủ 3 tiêu chí chẩn đoán lâm sàng, có nhiều biến chứng cho mẹ, nên chấm dứt thai kì.
  • Dựa trên số lượng tiểu cầu: Độ I dưới 50.000 mm3; Độ II: 50.000 – 100.000 mm3; Độ III: 100.000 – 150.000 mm3. Mức độ nặng tùy thuộc vào số lượng tiểu cầu.

Bệnh nhân mắc hội chứng HELLP cần khám sức khỏe thường xuyên

Bệnh nhân mắc hội chứng HELLP cần khám sức khỏe thường xuyên

Điều trị hội chứng Hellp như thế nào?

Đối với từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ bệnh học chuyên khoa sẽ xử lý. Cụ thể:

Hạ huyết áp: Nên khống chế huyết áp dưới 150/90 mmHg, tốt nhất hạ con số huyết áp xuống khoảng 10 – 15% con số trong một vài giờ đầu. Nên dùng thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch có tác dụng nhanh, ngắn, dễ điều chỉnh, thuốc đường uống được gối dần thay thế đường tĩnh mạch.

Thuốc ưu tiên: Nicardipin 1 – 5 mg/giờ, gối dần thuốc uống nifedipin, labetalol.

Phòng ngừa co giật: Sử dụng MgSO4 liều bolus tĩnh mạch 2 – 4 g, sau đó duy trì truyền tĩnh mạch 1 – 2 g/giờ (thận trọng khi suy thận). Sử dụng các chế phẩm máu: Tùy thuộc vào mức độ giảm hematocrit và mục đích dự phòng chảy máu.

Dịch truyền: Biện pháp điều trị duy nhất được khuyến cáo và có hiệu quả nhất hiện nay là sinh con vì các dấu hiệu đã giảm dần và biến mất sau khi sinh.

Một số loại thuốc steroid, chẳng hạn như corticosteroid giúp sự trưởng thành phổi thai, có thể làm tăng số lượng tiểu cầu của người mẹ và cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh, tuy nhiên, số lượng và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ của chúng là không thuyết phục và chưa có sự đồng thuận. Theo đó bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm để đảm bảo sức khỏe mẹ và con.

Nguồn: benhhoc.edu.vn