Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Ba chẽ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Ba chẽ hay còn được gọi với tên khác là Đậu bạc đầu, đây là cây bụi nhỏ với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y học cổ truyền.

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Ba chẽ

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh của cây Ba chẽ

Một vài thông tin cần biết về cây Ba chẽ

Ba chẽ có tên khoa học là Dendrolobium Triangulare (Retz.) Schinler, thuộc họ họ Đậu (Fabaceae). Ba chẽ là cây bụi nhỏ, sống lâu năm, cao từ 0,5m đến 2m hoặc hơn. Có thân tròn, phân nhiều cành, cành non hình tam giác dẹt, uốn lượn, có cạnh và lông mềm màu trắng, mặt sau nhẵn. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét, lá chét giữa to hơn. Phiến lá chét nguyên hình thoi, bầu dục hoặc hình trứng. Đường gân mặt trên lõm, mặt dưới lồi. Các lá non, ở ngọn có phủ lớp lông tơ trắng nhiều hơn ở cả 2 mặt. Hoa nhỏ, mọc thành chùm đơn ở kẽ lá. Hoa nhỏ 10-20 cái, mầu trắng, cánh hoa có móng. Đài hoa có lông mềm, chia làm 4 thùy, thùy dưới dài hơn 3 thùy trên. Quả loại đậu, không cuống, có mép lượn, thắt lại ở giữa các hạt thành 2-3 đốt, có lông mềm màu trắng bạc.Quả giáp hạt hình thận. mùa hoa vàoTháng 5-8. Mùa quả: tháng 9-11. Ba chẽ thường mọc nhiều ở vùng núi thấp, cao nguyên hay trung du. Tập trung ở một số vùng như Kon tum, Gia lai, Đắc lắc, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu.

Theo nguyên cứu của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM trong cây Ba chẽ có chứa thành phần hóa học như trong lá Ba Chẽ chứa rất ít Alcaloid (0,0048 % trong lá, 0,011 % trong thân và rễ). Đã chiết xuất được các Alcaloi: Salsolidin, Candixin, Hocdenin, Phenethylamin và các Alcaloid có Nitơ bậc 4. Ngoài ra còn chứa Flavnoid, Tanin, Saponin, Acid nhân thơm (Dược Liệu) Acid hữu cơ, Flavonoid.

Ba chẽ và một số tác dụng Dược lý

Ba chẽ với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người

Ba chẽ với nhiều công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người

Ba chẽ có tác dụng ức chế Staphylococus Aureus và ức chế yếu hơn đối với Sh. Flexneri, Sh. Sonnei, Eschesichia Coli. Đối với trực khuẩn lỵ: trong thí nghiệm In Vitro, tác dụng kháng sinh rõ đối với Shigella dýenteriae, Shigella Shigae.Cao nước có tác dụng mạnh hơn cao cồn, độ cồn của dung môi càng cao thì tác dụng kháng khuẩn càng giảm. Không có tác dụng với Hemolyticus, Enterococus, Streptococus , Diplococus Pneumoniae. Tác dụng chống viêm: rõ rệt đối với cả 2 giai đoạn cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm. Tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non khá mạnh. Không độc. Lá phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thích hợp, lá còn giữ được màu xanh, có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn lá phơi đến úa vàng.
Áp dụng Ba chẽ vào một số bài thuốc chữa bệnh

  • Chữa rắn cắn: Lá Ba chẽ tươi giã nát hay nhai nuốt nước, lấy bã đắp vào vết thương.
  • Trị lỵ: Lá Ba chẽ phơi khô, sao vàng 30g – 50g, thêm nước, đun sôi 15-30 phút. Chia hai lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 3-5 ngày, tùy theo bệnh nhẹ hay nặng. Có thể phối hợp với ké hoa đào, cùng liều lượng để sắc lấy nước uống.

Các lương y tại Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo không nên dùng Bã chẽ dài ngày vì có thể gây bón.